Bệnh dại ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh kịp thời

Bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở loài chó. Sở dĩ chó bị dại là do nhiễm phải một loại vi rút đặc thù có trong nước bọt của những con vật bị bệnh dại khi chó của bạn tiếp xúc phải.

Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể khiến vật nuôi và cả chủ nuôi bị tử vong 100%, vì thế, chủ nhân nuôi chó không được lơ là. Vậy làm cách nào để biết dấu hiệu nhận biết bệnh dại ở chó và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy để AmPet giải đáp đến bạn qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân chó bị dại

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, bệnh dại ở chó là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm căn bệnh quái ác này gây ra cái chết cho 60.000 đến 70.000 người và khiến hàng triệu loài động vật bị tử vong.

Đây là một căn bệnh ở chó cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể khiến vật nuôi và cả chủ nuôi bị tử vong 100%, vì thế, chủ nhân nuôi chó không được lơ là.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại ở chó là do chó nhiễm phải một loại vi khuẩn đặc thù có tên là Rhabdovirus ở trong nước bọt của các động vật mắc bệnh dại mà chó của bạn vô tình tiếp xúc. Con vật nhiễm bệnh sẽ lây bệnh dại cho một động vật xấu số khác hoặc lây cho cả con người thông qua vết cắn.

Trong một số trường hợp, bệnh dại ở chó có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc nước bọt với những vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mũi, mắt. Ví dụ như chó bị nhiễm bệnh dại (nhưng vẫn còn đang trong giai đoạn ủ bệnh) liếm lên vết thương trên da con người thì người đó đã có thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh dại ở chó

Có 2 chủng loại virus gây nên bệnh dại ở chó:

  • Virus dại sinh sống trên động vật bị nhiễm bệnh
  • Virus dại cố định

Virus gây nên căn bệnh dại ở chó sau khi lây truyền xong sẽ cố gắng tiếp cận để đi vào bên trong hệ thần kinh trung ương như tủy sống và não của chó để gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến việc kiểm soát thần kinh của chú chó nhà bạn.

Triệu chứng bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ đó những dấu hiệu nhận biết cũng sẽ có sự chênh lệch.

Ở giai đoạn đầu tiên, chủ nhân nuôi chó khó có thể nhận biết được chú chó của mình nhiễm bệnh dại ở chó vì biểu hiện tại thời điểm này của chúng chưa quá rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể quan sát thấy được tâm lý của chú chó sẽ hay thay đổi thất thường vì chúng không kiểm soát được thần kinh, chúng cũng sẽ cắn phá và cất tiếng sủa bất thường.

Ở giai đoạn bệnh dại ở chó tiếp theo, những dấu hiệu đã dần rõ hơn vì virus lúc này đã kiểm soát và chiếm được hệ thần kinh của chú chó khiến tính tình của chúng trở nên điên loạn, rất khó kiểm soát.

Chó của bạn cũng sẽ dễ bị kích thích hơn khi nghe có tiếng động hay khi có người lạ vào nhà. Chó sẽ sủa và cắn điên cuồng, không kiểm soát được hành vi. Lúc này, chủ nhân có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi vì vẻ ngoài của chó chuyển biến xấu như mắt đục đỏ ngầu, hàm trễ, nước dãi chảy dài và sủi bọt trắng.

Bệnh dại ở chó

Đặc biệt tâm trạng của chú chó bị dại sẽ dễ điên loạn, thường chạy vòng khắp nơi, sợ ánh nắng và sợ gió. Ngoài ra, chúng sẽ không đi thẳng được như trước do cơ thể đã bị suy yếu, chúng thường di chuyển mất thăng bằng, liêu xiêu.

Một số chú chó khi bệnh dại sẽ không có dấu hiệu ở thể điên cuồng mà nhảy cốc đến thời điểm bị bại liệt, chẳng hạn như chó con.

Bệnh dại ở chó con rất ít khi chúng bị điên loạn lên, thay vào đó chúng chỉ buồn bã ủ rũ, chui vào một góc trong nhà, không thể di chuyển được do các chi lúc này đã bị liệt hoàn toàn, đôi khi chúng sẽ liếm tay, chân chủ rồi 3 – 5 ngày sau sẽ ra đi mãi mãi.

Đồng dạng với các chú chó trưởng thành, khi bệnh dại ở chó chuyển biến ở thể lặng, chúng chỉ buồn bã như bị stress và bị trầm cảm, cơ thể chầm chậm bắt đầu bị bại liệt hoàn toàn bao quát cả cơ mặt khiến cho hàm của chú chó bị trễ đi, không thể khép mõm lại được, nước dãi chảy mất kiểm soát, không thể xé cắn bất cứ thứ gì.

Thoạt đầu chó sẽ ăn ít sau đó bỏ ăn, cơ thể gầy sút cân nhanh, suy nhược cơ thể bởi mất chất dinh dưỡng, kèm theo hệ thần kinh trung ương chó bị bại liệt và mệt mỏi khiến chú chó bị dại chết dần trong sự đau đớn.

Phần lớn bệnh dại ở chó với triệu chứng ở thể điên cuồng từ 15 đến 20%, phần còn lại thường biểu hiện ở thể câm lặng. Vậy nên, một số chủ nuôi chó thường lầm tưởng cho rằng chó của mình bị ốm mà chết, nhưng thực tế chưa chắc đã vậy.

Chính vì vậy, người nuôi chó không được lơ lờ, phải cẩn trọng hơn trong trường hợp tiếp xúc với thú nuôi nhiễm bệnh vì virus dại có thể lây sang cơ thể người bất cứ lúc nào.

Bệnh dại ở chó

Cách phòng tránh bệnh dại ở chó

Theo tổ chức thú ý thế giới, theo các nhà khoa học thì bệnh dại ở chó là loại bệnh không thể chữa được. Vì thế, chỉ có thể tự trang bị những kiến thức về căn bệnh này và biện pháp phòng tránh để đảm bảo cho chú chó nhà bạn.

Chủ nuôi nên cho chó nhà mình tiêm chủng dại định kỳ mỗi năm một lần khi chú chó nhà bạn được 3 tháng tuổi.

Ngoài ra, chủ nuôi cũng cần giữ nơi / chuồng ở của chú chó nhà mình luôn thoáng đãng, khô ráo và sạch sẽ để hạn chế tối đa sự xâm nhập và tấn công của các loại virus. Thêm vào đó, bạn hãy thường xuyên khử trùng những vật dụng, đồ chơi của chó để tiêu diệt virus bám trên các vật này.

Một điểm lưu ý nữa là chủ nhân cần phải kiểm soát chặt chẽ thú cưng của mình, trành việc để cún cưng chạy lung tung ngoài khu vực công cộng vì điều này rất dễ sẽ khiến chúng vô tình tiếp xúc với một số con vật mang mầm bệnh và đem theo bệnh về nhà.

Thêm vào đó, nếu bạn phát hiện chú chó của mình mắc bệnh dại thì lập tức cách ly chúng với những chú chó còn lại để tránh sự lan truyền. Đồng thời, bạn nên đeo bao tay vào và vệ sinh toàn bộ những nơi chó bị dại từng tiếp xúc qua vì nơi đó có khả năng vẫn còn nước dãi của chó mang virus dại gây bệnh để tránh liên lụy tới các thành viên khác trong gia đình.

Bệnh dại ở chó

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó có lây cho người không?

Mặc dù khá hiếm gặp nhưng giới Y học đã ghi nhận trường hợp bệnh dại lây nhiễm từ chó sang người. Các nguy cơ lây nhiễm từ chó sang người chủ yếu thông qua vùng da bị chó cắn. Ví dụ như chó bị nhiễm bệnh dại (nhưng vẫn còn đang trong giai đoạn ủ bệnh) liếm lên vết thương trên da con người thì người đó đã có thể bị nhiễm bệnh.

Có phải bị chó cắn là mắc bệnh dại?

Không phải 100% bị chó cắn là mắc bệnh dại. Nguy cơ nhiễm bênh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm chú chó đó có bị dại hay không, lượng virus ở trong nước bọt của chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay cạn, có vệ sinh sát khuẩn sạch sẽ vị trí bị thương kịp thời sau khi bị chó cắn hay không… Tiêm ngừa dại ngay sau khi bị chó cắn vẫn là một biện pháp phòng tránh hữu hiệu và bảo vệ hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin AmPet gửi đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh dại ở chó hiệu quả. Hy vọng bài viết này một phần nào đó có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh của chó cũng như phương pháp chữa trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.