Bệnh ho cũi chó là một căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở loài chó. Thêm vào đó, bệnh ho cũi chó nằm trong top 7 bệnh cần tiêm phòng cho chó mỗi năm. Vậy tại sao căn bệnh này lại nguy hiểm đến thế, người nuôi có thể chữa trị cho chó bằng cách nào, hãy cùng AmPet đào sâu tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ho cũi chó
Ho cũi là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở loài chó, loại bệnh này sẽ tập trung nhiều vào các thời điểm giao mùa, nhất là những mùa có độ ẩm cao, gió lạnh. Đây là bệnh giống như chứng bệnh viêm phổi ở người. Thường thì mỗi một chú chó đều sẽ có ít nhất 1 lần trong đời mắc phải bệnh này.
Nguyên nhân chủ chốt gây nên bệnh ho cũi chó là do loại Virus cúm Canine Parainfluenza kết hợp cùng các loại vi khuẩn về đường hô hấp khác như Bronchiseptica, Bordetella, Mycopplasma,…
Như đã đề cập trên đây, bệnh ho cũi chó là bệnh truyền nhiễm, vì thế cún cưng của bạn có thể nhiễm bệnh khi chúng tiếp xúc với những chú chó khác đã mang mầm bệnh hoặc những đồ vật tiềm tàng khuẩn bệnh. Các loại vi khuẩn và virus này lây lan với tốc độ nhanh đến mức chỉ cần hoạt động trong không gian nhỏ hẹp cùng với động vật đã mang mầm bệnh thì chú chó của bạn cũng có khả năng bị lây nhiễm.
Nói về vi khuẩn thì Bordetella bronchiseptica là mầm bệnh gây bệnh ho cũi chó phổ biến nhất. Thời gian ủ bệnh là 2 – 14 ngày sau khi phơi nhiễm. Trong trường hợp không có biến chứng do các tác nhân khác, triệu chứng của bệnh thường chấm dứt sau 10 ngày nhưng chú chó vẫn bài thải vi khuẩn trong 6 – 14 tuần và hoàn toàn có thể lây bệnh cho những loài động vật nhạy cảm khác. Khi khuẩn Bordetella gây bệnh cùng virus cúm, bệnh ho cũi chó kéo dài ít nhất khoảng 14 – 20 ngày.
Triệu chứng của bệnh ho cũi chó
Chó ho khan là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất của bệnh ho cũi chó. Tiếng ho của chú chó sẽ giống với tiếng ngỗng kêu.
Trong trường hợp bệnh nhẹ, hoặc chú chó của bạn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, biểu hiện bệnh chỉ là chó ho khan kéo dài, cún cưng vẫn có thể ăn uống và chạy nhảy như thường.
Trong trường hợp bệnh nặng, hoặc do tác nhân nào đó làm giảm sức đề kháng của chú chó, những dấu hiệu của bệnh ho cũi chó có thể thấy rõ ràng hơn như: Sốt, biếng ăn, viêm phổi, nghiêm trọng hơn là chó có thể hôn mê và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, chó bị ho cũi còn có thể nhận biết qua việc chúng chảy nước mũi, càng nặng thì nước mũi của chúng sẽ càng đặc, màu dịch có thể màu xanh. Chó có triệu chứng ho khạc, tệ hơn là nôn mửa.
Bệnh ho cũi chó thường rơi xuống những chú chó chưa được tiêm phòng, chó có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm và chó lớn tuổi.
Chuẩn đoán bệnh ho cũi chó:
Để có sự chuẩn đoán chính xác về diễn biến bệnh của chó cưng nhà mình, chủ nhân nuôi chó cần theo dõi những hoạt động của chúng và cung cấp đầy đủ thông tin, triệu chứng cho các bác sĩ. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu cho chó để đưa ra chuẩn đoán bệnh cuối cùng và có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách chữa trị bệnh ho cũi chó
Rất tiếc là cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh ho cũi chó. Phương pháp điều trị chung vẫn là dùng vitamin, thuốc bổ…để trợ sức, tăng khả năng đề kháng cho chó.
Sử dụng kháng sinh cho chó để phòng kế phát: gentamycin, tylosin, amox…
Chủ nuôi cũng có thể sử dụng thuốc giảm ho để chú chó được dễ chịu hơn và tăng khả năng điều trị.
Ngay khi phát hiện chó bị ho cũi, bạn hãy đưa ngay chú chó đến gặp các bác sĩ thú y để họ đưa ra liệu pháp chữa bệnh thích hợp kịp thời. Đối với một số trường hợp nhẹ, bạn có thể xử lý tạm thời tại nhà qua một số cách sau:
- Cách li chó bị nhiễm bệnh ra khỏi các chú chó đang khỏe mạnh
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nơi ở và các khu vực chó thường hay lui tới
- Truyền dịch kháng sinh cho chó để phòng các bệnh khác tập kích lúc sức khỏe chó đang suy yếu
- Giữ cho chó ở nơi khô ráo, thoáng, ấm và kín gió
- Sử dụng hơi nước để làm dịu khoang họng cho chó. Chủ nuôi có thể dùng máy làm ấm, máy bốc hơi hay sử dụng hơi nước nóng giống như xông hơi của người nhưng không cần chùm kín.
- Không được phép để chó ra ngoài khi chúng đang bị bệnh
- Đảm bảo thức ăn cung cấp đủ dinh dưỡng: tránh những thức ăn gây ho như tôm, da gà…
- Có thể cho chó sử dụng một số loại thuốc giảm ho theo chỉ định của bác sĩ
Thường thì các dấu hiệu bệnh ho cũi chó sẽ suy dần và biến mất hoàn toàn sau khoảng 3 tuần. Đối với những bé chó con, chó lớn tuổi hoặc những chú chó có hệ miễn dịch yếu thì thời gian này có thể lên đến 6 tuần hoặc hơn.
Trong trường hợp đã dùng tất cả các biện pháp tại nhà khoảng 1 tuần mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bạn hãy cân nhắc đến việc đưa thú cưng của mình đến ngay phòng khám hoặc trạm thú y để cho bác sĩ khám và có những liệu pháp trị bệnh kịp thời.
Phòng ngừa bệnh ho cũi chó
Để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh ho cũi chó, bạn hãy tránh đưa thú cưng tới những nơi chật hẹp, nhiều động vật. Không để thú cưng ăn lung tung, nhất là những đồ ăn ở nơi công cộng.
Tiêm Vacxin cũng là một biện pháp giúp phòng bệnh ho cũi chó. Chủ nuôi cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y để biết loại vaccine nào phù hợp nhất cho chú chó của mình.
Tuy nhiên, chủ nuôi când nhớ rằng kể cả khi đã có những biện pháp phòng bệnh thì chú chó của bạn vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Vì thế, bạn phải quan tâm và chăm sóc cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của thú cưng thường xuyên. Ngoài ra, bệnh ho cũi chó cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, nhất là với trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu kém.
Vì vậy, việc phòng tránh bệnh ho cũi ở chó là vô cùng quan trọng và cần thiết, việc này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho chó của bạn mà còn bảo vệ sức khỏe cho con người.
– Sát trùng định kỳ những khu vực nuôi chó bằng thuốc sát trùng.
– Chăm sóc chó kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe và tăng sức đề kháng cho chó.
– Cách ly chó khỏi đàn ngay nếu chó có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho….
– Thường xuyên và định kỳ cho chó đi kiểm tra sức khỏe.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh ho cũi chó
Chó bị ho cũi có nguy hiểm không?
Ho cũi ở chó có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu nhẹ thì chó chỉ ho khạc, khò khè nhưng vấn đề ăn uống, vui chơi thì vẫn bình thường và bệnh có thể tự khỏi. Nhưng trong trường hợp chó bị ho cũi kèm theo các triệu chứng như bỏ ăn, lờ đờ, mệt mỏi, khó thở thì bạn cần mau chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để điều trị sớm, tránh biến chứng thành bệnh viêm phổi ở chó.
Có nên dùng thuốc kháng sinh khi chó bị ho cũi?
Không phải lúc nào cũng dùng thuốc kháng sinh cho chó. Tốt nhất sen hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh ho cũi chó và cách chữa trị mà AmPet vừa gửi đến bạn. Bệnh ho cũi chó thông thường không phải là một căn bệnh khiến chó tử vong nhưng chúng lại rất khó chịu. Vì thế, chủ nhân nên cân nhắc tiêm vắc-xin cho các bé, nhất là chó lớn tuổi hoặc cún có vấn đề về sức khỏe để phòng ngừa bệnh nhé!