Bệnh lepto ở chó: Triệu chứng và cách phòng tránh kịp thời hiệu quả

bệnh lepto ở chó

Bệnh lepto ở chó là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm, tỷ lệ tử vong của những chú chó mắc phải căn bệnh này vô cùng cao và bệnh cũng có khả năng lây sang người. Vậy tại sao chó của bạn lại mắc phải bệnh này, dấu hiệu nhận biết ra sao và cách chữa trị bệnh lepto ở chó như thế nào, hãy cùng AmPet tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân của căn bệnh lepto ở chó

Bệnh Lepto ở chó là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm xảy ra trên cơ thể chó, thậm chí chúng còn có khả năng lây lan sang cơ thể con người. Bệnh Lepto ở loài chó là bởi một loại vi khuẩn mang tên Leptospiral hay còn được biết với cái tên xoắn khuẩn gây ra.

Bệnh Lepto ở chó xảy ra phổ biến ở các nước như Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Thường thì bệnh xảy ra vào đầu mùa hè, hoặc mùa thu cũng như những mùa nước lên, lũ lụt. Tỷ lệ mắc bệnh lepto ở chó trưởng thành sẽ cao hơn cả, nhất là những chú chó đực.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lepto ở chó

Bệnh thường xảy ra đối với chó dưới 2 năm tuổi. Những triệu chứng bệnh lepto ban đầu sẽ rất khó phát hiện bởi giai đoạn này không có những dấu hiệu đặc trưng nên rất dễ lẫn lộn với những dấu hiệu của bệnh khác, thậm chí có một số trường hợp, ban đầu chó không hề xuất hiện những triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh lepto từ 5 đến 14 ngày, thậm chí lên tới 30 ngày.

bệnh lepto ở chó

Thông thường, bệnh Lepto ở chó sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:

Thể quá cấp tính

  • Chó sẽ có biểu hiện sốt cao khoảng 40,5 đến 42 độ, biếng ăn, lười vận động, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, các chi yếu đi, nhất là 2 chi sau.
  • Sau đó thân nhiệt của chú chó có thể giảm xuống nhưng vẫn còn ủ rũ, khát nước, biếng ăn, nôn mửa.
  • Xuất hiện màu vàng sẫm trên niêm mạc và da, trong nước tiểu.
  • Giai đoạn cuối chó của bạn sẽ có biểu hiện khó thở, mũi chảy máu hoặc nôn ra máu, sút cân nhanh chóng. Nếu chó không được điều trị kịp thời thì khả năng cao chúng sẽ tử vong.

Thể cấp tính

  • Chó sẽ sốt cao từ 40,5 đến 41 độ, mệt mỏi, không muốn ăn
  • Bắt đầu bị táo bón, phân ra màu vàng sau đó chuyển sang hình thức tiêu chảy
  • Da và niêm mạc vàng sẫm, nước tiểu nâu hoặc vàng, một số trường hợp nặng hơn sẽ tiểu ra máu
  • Chó bị sưng phồng tại những vị trí như mắt, môi, hóp má hoặc có thể hoại tử
  • Cơ thể ốm đi nhanh chóng, một số chú chó có biểu hiện hôn mê do thiếu máu

Thể mãn tính

  • Chó vẫn ăn uống như lúc bình thường nhưng cơ thể chúng gầy đi
  • Bụng chó phình to, tiêu chảy kéo dài, nước tiểu màu nâu hoặc vàng sẫm
  • Chó sẽ bị rụng lông, đặc biệt là phần bụng

bệnh lepto ở chó

Bệnh lepto phát triển như thế nào?

Vi khuẩn gây bệnh sẽ lan khắp nguyên cơ thể của chó, sinh sôi nảy nở trong gan, thận chó, trong hệ thần kinh trung ương, trong mắt và hệ sinh sản của chú chó.

Sau khi bị nhiễm trùng, chú chó sẽ bị sốt và nhiễm trùng máu, tuy nhiên những triệu chứng này sẽ sớm khỏi khi các kháng thể được sản xuất ra.

Mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn lepto đến các cơ quan bên trong cơ thể chó sẽ phụ thuộc vào hệ miễn dịch của chó và khả năng chống chọi của chúng.

Ngay cả khi chú chó của bạn đang chống lại bệnh thì xoắn khuẩn Lepto vẫn có thể tồn tại bên trong thận, sinh sản tại đấy và lây lan qua nước tiểu của chó.

Cách chữa trị bệnh lepto ở chó

Bệnh Lepto ở chó không phải là bệnh không chữa trị được. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm phát bệnh và sức đề kháng của chó sẽ quyết định khả năng sống sót cao hay thấp của chúng. Thông thường, tỉ lệ chó vượt qua được bệnh này chỉ đạt từ 40 cho đến 50% và sau khi điều trị xong chó có trạng thái yếu ớt, cơ thể gầy yếu, sức đề kháng không như ban đầu.

Cho nên, việc điều trị bệnh Lepto ở chó không thể tự ý thực hiện tại nhà mà cần phải đưa các bé đến phòng khám thú y tốt nhất để làm đầy đủ các xét nghiệm, bác sĩ chuẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

bệnh lepto ở chó

Bên cạnh đó, bệnh Lepto ở chó là một bệnh có khả năng lây qua cơ thể người và rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần đưa chú chó đến gặp bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu bệnh để tránh gây nguy hiểm cho chó và cho cả bản thân.

Một lưu ý là khi tiếp xúc với chó có dấu hiệu nhiễm bệnh, chủ nuôi cần thực hiện các biện pháp bảo hộ đúng chuẩn như đeo khẩu trang, găng tay, áo mưa,….Ngoài ra, những chất thải của chú chó nhiễm bệnh cũng phải được xử lý nhanh chóng.

Phương pháp phòng tránh bệnh lepto ở chó

Như đã nói ở trên, bệnh Lepto ở chó là bệnh rất nguy hiểm không chỉ cho động vật bị nhiễm bệnh mà còn cho cả người nuôi, vì thế chúng ta cần phải có những biện pháp phòng tránh bệnh.

  • Dọn dẹp môi trường thường xuyên: Môi trường ẩm thấp hoặc ngập lụt là điều kiện lý tưởng để các loài vi khuẩn Lepto ở chó tồn tại và phát triển.
  • Tiêm phòng cho chó: Hiện nay đã có những loại vắc-xin phòng bệnh Lepto cho chó, vắc-xin Vaccine là loại thường được dùng nhiều nhất.
  • Chăm sóc chú chó bị bệnh: Ngoài việc don dẹp môi trường thì việc quan sát thú cưng thường xuyên và cho chó khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp chủ nuôi sớm phát hiện tình trạng bệnh, từ đó giúp tăng khả năng sống sót cho chó và giảm thiểu khả năng lây truyền bệnh lepto sang các động vật khác cũng như sang người.
  • Khử trùng, rửa ráy thường xuyên chuồng hoặc khu vực chó thường lui tới, giữ cho không gian chó của bạn luôn sạch sẽ, khô ráo và ấm áp.
bệnh lepto ở chó

Xin nhắc lại, bệnh lepto ở chó là một bệnh gây nguy hiểm không chỉ cho loài chó mà còn cho cả con người, gây ảnh hưởng rất nhiều lên sức khỏe và có thể xuất hiện những biến chứng nặng hơn. Vì vậy, chủ nuôi hãy có những hiện pháp đúng đắn, kịp thời và hiệu quả khi phát hiện chó của mình bị bệnh.

Giải đáp một số câu hỏi về bệnh lepto ở chó

Bệnh lepto ở chó có chữa trị dứt điểm được không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên chúng chỉ hiệu quả khi bệnh được phát hiện ra sớm. Sử dụng kháng sinh như doxycycline, Penicilline tiêm bắp hay truyền vào tĩnh mạch, kết hợp đồng thời với truyền dịch bù điện giải, tăng thể lực , bổ sung các vitamin cho chó cần thiết và khoáng chất, chất dinh dưỡng khoa học.

Khi nào nên tiêm vaccine ngừa bệnh lepto ở chó?

Sau đây là lịch hướng dẫn tiêm phòng bệnh Lepto ở chó của Hiệp hội y khoa động vật Mỹ:

  • Đối với chó con: Tiêm vắc xin ngừa bệnh lepto cho chó lần đầu vào lúc chúng được 12 tuần tuổi. Tiêm mũi tiếp theo khoảng 2 đến 4 tuần sau đấy.
  • Đối với chó lớn hơn trên 4 tháng tuổi hoặc đối với chó trưởng thành: tiêm vắc xin phòng bệnh Leptospirosis lần đầu thì sẽ tiêm hai mũi cách nhau 2 cho đến 4 tuần.

bệnh lepto ở chó

Các bác sĩ chuyên gia khuyên rằng cần tiêm phòng lại hàng năm, đặc biệt là đối với chú chó tiếp xúc với nguồn lây bệnh trong khoảng thời gian dài như những chú chó nuôi trong trại tập trung, trong các cửa hàng và chợ thú nuôi, hay bệnh viện thú y. Chó có nguy cơ mắc bệnh rất cao nên chúng cần được tiêm vắc xin ngừa bệnh mỗi 6 – 9 tháng / lần.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về căn bệnh lepto ở chó cũng như phương pháp điều trị, cách phòng tránh bệnh thịch hợp. Hy vọng bài viết này một phần nào đó có thể giúp bạn nhận biết rõ hơn về mức độ nghiệm trọng của bệnh, cũng như giúp bạn có được một kiến thức nhất định về bệnh này để phòng trường hợp chó của bạn nhiễm phải bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.