Bệnh ở chó: 12 bệnh thường gặp, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh ở chó

Từ lâu, loài chó đã được xem là những người bạn tri kỷ của con người bởi lòng trung thành, sự đáng yêu vô bờ của chúng. Những anh bạn 4 chân này có thể giúp chủ đảm nhiệm chức vụ trông coi nhà cửa, làm bảo mẫu cho trẻ em cho đến hỗ trợ bắt giữ tội phạm. Vì thế, nếu bạn đã, đang và định nuôi chó thì cần phải nắm rõ các loại bệnh ở chó để kịp thời phòng tránh và giúp các em có một sức khỏe tốt nhất.

Trong bài viết hôm nay, AmPet sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về bệnh ở chó thường gặp. Bao gồm các loại bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị. Cùng bắt đầu ngay bây giờ nhé!

Bệnh ho cũi ở chó

Nguyên nhân

Ho cũi – một loại bệnh ở chó do virus cúm canine parainfluenza cùng với các vi khuẩn có trong đường hô hấp khác như: Mycoplasma, Bordetella bronchiseptica,…

Triệu chứng

Để biết được cún cưng của bạn có mắc bệnh hay không thì hãy quan sát xem chúng có những biểu hiện như: Ho khạc kéo dài từ 7 đến 21 ngày, mắt đục và nhiều ghèn, phần mũi luôn khô ráp, chảy dịch mũi màu xanh, tiêu chảy, phân nát có máu, mùi hôi tanh, chó nôn ra dịch nhớt màu vàng, tệ hơn là đột tử.

Cách điều trị

Một vài cách chữa trị hiệu quả tại nhà bạn có thể áp dụng là cách ly chú chó mắc bệnh với chó có sức khỏe tốt, vệ sinh sạch sẽ môi trường sung quanh và nơi ở của chú chó, đảm bảo chỗ ở của chúng khô thoáng, ấm áp. Ngoài ra hãy truyền dịch cho chó bị bệnh, sử dụng hơi nước để làm khoang họng chúng được thoải mái hơn.

Bệnh ở chó

Cách phòng ngừa

Tránh đưa chó đến chỗ có nhiều loài động vật khác hoặc những nơi chật chội, ngoài ra, bạn cũng không nên để cún cưng ăn uống bừa bãi tại nơi công cộng. Điều cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém là hãy đưa chú chó của bạn đi tiêm vacxin định kỳ nhé.

Bệnh gan truyền nhiễm

Nguyên nhân

Bệnh viêm gan truyền nhiễm là loại bệnh ở chó hầu như do virus canine adenovirus-1 (CAV-1) xâm nhập qua đường miệng, đến đường tiêu hóa qua mô bào phần lớn các cơ quan của cơ thể chó.

Triệu chứng

Trong khoảng 4 đến 7 ngày đầu tiên, chó thường sẽ bỏ ăn và chuyển sang hôn mê. Nếu chó bỏ ăn đột ngột, tiêu chảy kèm máu thì đây là thể quá cấp tính và thường gây tử vong chỉ sau vài giờ.

Nếu chó ở thể cấp tính thì chúng sẽ bị sốt từ 39 đến 41 độ C, ngoài ra còn bỏ ăn, nôn ra máu, tiêu chảy, hay co gập, đau quằn quại, xuất hiện những điểm xuất huyết dưới da, dễ thấy nhất là ở vùng bụng. Nếu chúng có thêm triệu chứng vàng da thì việc qua khỏi sẽ khó khăn hơn.

Cách điều trị

Nếu chó trong thể quá cấp tính thì việc chữa khỏi rất mong manh, thường sẽ tử vong trong 2 đến 3 ngày.

Ngoài ra, bệnh ở chó này rất tiếc là không có thuốc đặc trị, chủ yếu chữa bằng một số biện pháp như: Bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch lactated ringer, đường glucose, vitamin,… Tuyệt đối không cho ăn thực phẩm chứa mỡ, chăm sóc chó theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Bệnh ở chó

Cách phòng ngừa

Hãy tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm gan truyền nhiễm cho chó của bạn. Khi nghi ngờ chó nhiễm bệnh thì phải cách ly ngay, gọi bác sĩ thú y và tiến hành vệ sinh nơi ở, khu vực nuôi chó thật sạch sẽ.

Bệnh xoắn khuẩn Lepto (Leptospirosis)

Nguyên nhân

Đây là một bệnh ở chó do xoắn khuẩn leptospira interrogans xâm nhập qua mạch máu gây nên tình trạng mệt mỏi, sốt, suy giảm chức năng gan, thận,…khiến chó tử vong.

Triệu chứng

  • Thể thương hàn: Xuất huyết nặng, ói ra máu, đi phân có máu, xuất huyết niêm mạc và da. Nếu có những dấu hiệu này thì em cún thường khó sống khỏi 24h.
  • Thể hoàng đản: Viêm kết mạc, hoàng đản, khó thở, vàng da, biếng ăn, ói mửa, hơi thở có mùi hôi, tiêu chảy kèm máu. Chết trong 5 đến 8 ngày sau khi mắc bệnh.
  • Bụng có da vàng, lỡ chân, lỡ tai, niêm mạc vàng.

Cách điều trị

Nếu loại bệnh ở chó này đạt mức cấp tính thì phải cho chó nhập viện ngay, truyền dịch để cấp nước cho cơ thể chó, cho chó uống thuốc chống nôn nếu cần thiết.

Ngoài ra, hãy sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như: Penicillin, fluoroquinolones, tetracycline. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước chứ không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài.

Cách phòng ngừa

Tiêm vaccine phòng Leptospirosis theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó, và tránh để chó tiếp xúc với nước tiểu của chó bị bệnh để bảo đảm an toàn.

Bệnh ở chó

Bệnh viêm dạ dày ở chó

Nguyên nhân

Bệnh ở chó loại này do virus parvo, giun móc, virus gây bệnh care hoặc chó ăn trúng thức ăn, nước uống có vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Clostridium, hoặc vi khuẩn E.Coli,…

Triệu chứng

Chó bị viêm dạ dày sẽ bỏ ăn, bị sốt, đôi lúc có những cơn run rẩy, nôn liên tục, tiêu chảy nghiêm trọng, bệnh thời kỳ cuối phân ra màu nâu sẫm và rất tanh, lúc này chó không di chuyển được, chỉ nằm yên một chỗ.

Cách điều trị

Nếu bạn biết chó đang nhiễm bệnh thì hãy ngừng cho ăn trong 24 giờ đầu, chỉ cấp nước cho chúng. Nếu thấy chó bị nôn thì có thể dùng chlopromazin và anticholinergic hoặc metoclopramid để chúng được dễ chịu hơn.

Việc truyền dịch để bù chất điện giải đã mất cho chó cũng sẽ giúp chúng được ổn định hơn. Nếu chó đau bụng nhiều thì dùng thuốc giảm đau perimidine, nếu tiêu chảy thì bạn có thể kết hợp điều trị giữa pectin và kaolin hay bismuth subcarbonate,…

Cách phòng ngừa

  • Phải cho chó ăn thực phẩm nấu chín, uống nước sạch để không bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn E.Coli, trực khuẩn yếm khí.
  • Thực hiện định kỳ tẩy giun sán cho cún bằng Vimectin mỗi 3 – 4 tháng/1 lần để không gây hại cơ giới dẫn tới viêm ruột cấp, tiêm phòng vaccine phòng bệnh Parvovirus và Carê.

Bệnh ở chó

Bệnh Care

Nguyên nhân

Bệnh carre là loại bệnh ở chó do virut Canine Distemper gây ra, chúng có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, là một bệnh ở chó có tính truyền nhiễm cao, toàn bộ các giống loài chó đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm bệnh ở chó này.

Triệu chứng

Carre – bệnh ở chó thường có triệu chứng như sốt cao, khó hô hấp, viêm dạ dày ruột cấp và cả triệu chứng về thần kinh. Lưu ý, mùa đông xuân là mùa bệnh carre phát triển mạnh nhất.

Điều trị

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Tuy nhiên bạn có thể tiêm kháng sinh phòng bệnh ở chó theo chỉ định từ bác sĩ thú y, cũng có thể cho chúng uống nước mật ong pha chung với bột nghệ. Ngoài ra, hãy đưa chó đi tiêm vacxin định kỳ đầy đủ.

Bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân

Căn bệnh ở chó này do nhiễm phải vi khuẩn như streptococcus (liên cầu), staphylococcus aureus (tụ cầu) hoặc do nhiễm các ký sinh trùng, thời tiết, hít phải khói bụi, hay hóa chất,… Ngoài ra nếu chúng ăn uống mà để sặc xuống đường hô hấp thì cũng gây nên viêm phế quản.

Triệu chứng

Những biểu hiệu đặc trưng của căn bệnh ở chó này là:

  • Chó bị ho, khó thở đặc biệt nhiều vào buổi sáng, thoạt đầu ho khan sau trở nên ướt và kéo dài.
  • Thở khò khè, chảy nước mắt hoặc nước mũi liên tục.
  • Có thể kèm theo phát sốt: 39,5 đến 40,50 độ C,..căn bệnh ở chó này khiến chúng mệt mỏi, chán ăn.

Cách điều trị

Để điều trị loại bệnh ở chó này chủ nhân có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giãn phế quản hay như thuốc chống viêm để trị viêm phế quản cấp cho chó.

Riêng với viêm phế quản mãn tính thì những thuốc như chống viêm, chống ho sẽ giúp chó nhà bạn thoải mái hơn.

Bệnh ở chó

Cách phòng ngừa

Vệ sinh chỗ ở chó sạch sẽ, chỗ nằm phải ấm mùa đông và thoáng mát mùa hè. Ngoài ra, để trị căn bệnh ở chó này bạn hãy tiêm ngừa các loại vắc xin như carê, dại,viêm gan truyền nhiễm cho chó để giúp chúng có một sức đề kháng mạnh mẽ hơn.

Bệnh viêm phổi ở chó

Nguyên nhân
  • Căn bệnh ở chó này thường do nhiễm phải virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm các loại vi khuẩn khác như: Pneumococcus, Klebsiella, Streptococcus, Bordesella…ngoài ra, bệnh cũng do một số loại ấu trùng như Filaroides, Paragonimus Actustrongylus, một số loại nấm như Histoplasnia, Asperrgillus.
  • Thoạt đầu vì tác động của virus thâm nhập qua đường hô hấp làm viêm vách phế quản nhỏ, sau đấy lây lan đến nhu mô phổi hoặc đi qua đường tuần hoàn khiến cho tổ chức của phổi bị yếu đi. Dựa vào đây, các vi khuẩn sẵn có ở trong đường hô hấp sẽ phát triển và gây nên bệnh viêm phổi, tệ hơn là gây hoại tử hoặc sinh mủ tại tổ chức phổi.
Triệu chứng
  • Những triệu chứng đầu tiên khi chó mới nhiễm bệnh là uể oải, mệt mỏi, biếng ăn, niêm mạc đỏ và sốt cao.
  • Tuy ho không nhiều nhưng đau đớn, khó khăn, cơn ho khạc cũng sẽ tăng dần lên ngày một nặng thêm, căn bệnh ở chó này khiến chúng ho nhiều vào buổi đêm và sáng sớm.
  • Thở khó, thở nhanh và nông, chó chỉ nằm yên một chỗ, do thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, về sau trở nên tím tái.
  • Đối với căn bệnh ở chó này, nếu không được chữa trị kịp thời, chúng sẽ chết chỉ sau vài ngày do suy kiệt và khó thở.

Cách điều trị

Nếu chó nhà bạn đột nhiên bỏ ăn, sốt cao, bị mất nước…thì phải đưa chúng nhập viện ngay.

Bệnh ở chó

Cho chó thở oxy nếu chúng bị khó thở, truyền dịch tĩnh mạch để cấp nước cho chúng, chất điện giải để bù nước.

Để phòng bệnh ở chó bạn hãy định kỳ tiêm phòng vắc xin Care, dại, parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, lepto,…ngoài ra, tẩy giun sán định kỳ cũng là một trong những cách trị hiệu quả loại bệnh ở chó này.

Bệnh viêm tử cung

Nguyên nhân

Những bạn chó lớn tuổi không sinh sản nhưng không cắt bỏ buồng trứng và tử cung thì sẽ khiến kích thích progesterone hình thành các nang. Từ các nang này sẽ tiết ra chất dịch và lưu lại bên trong tử cung làm kích thước tử cung tăng lên. Khi căn bệnh ở chó này ngày một trở nặng thì dịch sẽ theo đó tràn ra, vi khuẩn ở âm đạo sẽ đi qua cổ tử cung gây nên nhiễm trùng.

Triệu chứng

  • Đối với viêm nội mạc tử cung cấp tính: Biểu hiện của loại bệnh ở chó này sẽ là sốt cao, biếng ăn, khát nước, thỉnh thoảng bị nôn mửa, âm đạo tiết ra dịch có màu đục.
  • Đối với viêm nội mạc tử cung mãn tính: Ở giai đoạn này chó cái dễ bị biếng ăn, âm đạo tiết ra dịch có màu trắng, sờ bụng thấy cứng, bụng phình, trướng lên.

Cách điều trị

Bệnh ở chó

Có thể điều trị căn bệnh ở chó này bằng việc kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng cún cưng kỹ lưỡng và sử dụng thuốc bổ trợ, cần thường xuyên thụt rửa âm đạo, tử cung bằng dung dịch rivanol 0.1% hoặc thuốc tím 0.1% mỗi ngày/lần, làm liên tục trong khoảng từ 3 đến 5 ngày cho đến khi chó của bạn đỡ hơn.

Cách phòng ngừa

Cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng trước và sau khi tiêm phòng, kiểm soát số lần giao phối của chó, vệ sinh chuồng ở sạch sẽ.

Bệnh dại

Nguyên nhân

Một trong những loại bệnh ở chó thường gặp không thể thiếu bệnh dại, hầu như giống chó nào cũng có nguy cơ mắc phải. Chúng có khả năng do virút tác động vào hệ thần kinh gây tình trạng rối loạn thần kinh trung ương, làm cho chó trở nên điên dại và cuối cùng là chết. Bệnh dại chủ yếu xảy ra ở loài chó (90%), loài mèo nuôi (5%) và còn lại là động vật hoang dã.

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu chó hay cắn, sủa bất thường. Giai đoạn tiếp theo chúng trở nên mất kiểm soát, đây cũng là lúc chó tiến vào giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh dại, dấu hiệu nhận biết là ngoại hình chó chuyển biến xấu thấy rõ như hàm trễ, mắt đỏ và đục ngầu, nước dãi chảy xuyên suốt và sủi bọt trắng.

Cách điều trị

Rất tiêc là căn bệnh ở chó này hiện chưa có thuốc đặc trị, khi bạn nhận thấy chó có dấu hiệu bị dại thì không nên thả rông chúng ra ngoài, hãy đưa chúng đến cơ sở thú y để bác sỹ kiểm tra. Ngoài ra hãy khử trùng môi trường xung quanh nơi bạn nghi chó bị mắc bệnh dại, pha loãng dung dịch thuốc tẩy gia dụng theo tỉ lệ 1:32 (150g/ 4 lít).

Bệnh ở chó

 

Cách phòng ngừa

Tiêm ngừa dại định kỳ mỗi năm/lần cho chó kể từ khi cún cưng nhà bạn được 3 tháng tuổi.

Bệnh Parvovirus

Nguyên nhân

Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra với chó ở mọi giai đoạn, loại bệnh ở chó này đặc biệt nguy hiểm với chó non 6 đến 20 tuần tuổi vì tỉ lệ các bé tử vong là rất cao. Bệnh do virut Parvovirus type 2 gây ra, thường trú trong phân cùng nước tiểu chó.

Triệu chứng

Triệu chứng của loại bệnh ở chó này chính là chó bị viêm dạ dày ruột, ói mửa, tiêu chảy xuất huyết, chó yếu rất nhanh do mất nước, máu và điện giải, phân ra màu máu cá và rất hôi tanh.

Cách điều trị

Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị, tốt nhất là đi gặp bác sĩ thú y có được lời khuyên chữa trị đúng nhất.

Bạn hãy bổ sung nước, chất điện giải cho chó khi chúng nhiễm bệnh bằng cách cho uống oresol 5%. Uống ADP, imodium, men tiêu hóa…để cầm tiêu chảy là những cách bạn có thể chăm sóc cún cưng nhà mình khi chúng bị nhiễm bệnh để giúp các bé cảm thấy được dễ chịu hơn.

Bệnh ở chó

Cách phòng ngừa

Vệ sinh nơi ở và dụng cụ ăn uống của chó thật sạch sẽ. Cần cách ly chó bị bệnh và chó khỏe mạnh vì khả năng lây nhiễm của loại bệnh ở chó này khá cao.

Bạn cũng nên thường xuyên đưa bé cún đi tiêm phòng để tăng cường sức đề kháng cho chúng.

Bệnh ung thư ở chó

Nguyên nhân

Tùy vào các loại ung thư mà nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng. Các yếu tố như virut bên ngoài, do di truyền, môi trường đều có khả năng là tác nhân gây nên ung thư ở chó.

Triệu chứng

Nếu chó mắc phải bệnh này, thường chúng sẽ có những biểu hiện như bị sốt, sụt cân nhanh, và biếng ăn. Ngoài ra, chúng còn có một số dấu hiệu như xuất hiện các vết sưng tấy, vết loét trên cơ thể, có dịch nước bất thường trên cơ thể chúng, thở khó, miệng có mùi hôi, phân chó có màu đen, mùi hắc do một số bộ phận đã bị loét ở bên trong.

Cách điều trị 

Để điều trị ung thư cho chó cưng của bạn, tốt nhất là hãy đưa chúng đến phòng khám thú y gần nhất, bệnh viện thú y để được bác sĩ, người có chuyên môn khám và điều trị.

Bệnh xà mâu

Nguyên nhân

Bệnh xà mâu là một trong những loại bệnh ở chó phổ biến. Nguyên nhân mắc bệnh là do chó của bạn tiếp xúc phải mầm bệnh qua thức ăn, nước uống, hoặc môi trường ở bên ngoài. Ngoài ra, những chú chó lớn tuổi sẽ dễ bị mắc bệnh này hơn.

Triệu chứng

Chó bị rụng lông thành từng vùng nhỏ trên cơ thể nhưng không gây khó chịu, ngứa ngáy. Trường hợp nặng hơn chúng sẽ bị rụng lông toàn bộ cơ thể, trên da xuất hiện các điểm lở loét và nổi mụn mủ có dịch.

Cách điều trị

Chủ nuôi có thể pha hỗn hợp dầu hỏa, dầu dừa, bột lưu huỳnh, long não, bột boric, trộn đều hỗn hợp này sau đó bôi lên da chó, để yên khoảng tầm 2 tiếng rồi rửa sạch, mỗi tuần làm từ 2 đến 3 lần là đủ.

Nếu cún của gia đình bạn đã trong giai đoạn nhiễm xà mâu nặng thì hãy tiêm thuốc chuyên dụng dưới da cho chó khoảng 2 lần mỗi ngày, đồng thời sử dụng kem bôi da ngoài để ngừa các đốm mụn mủ.

Bệnh ở chó

Cách phòng ngừa

Vệ sinh, tắm rửa cho chó thường xuyên, không được dùng sữa tắm, xà phòng, những sản phẩm của người cho chó, cắt tỉa bộ lông thường xuyên, hạn chế để lông dài vì gây khó trong việc phát hiện các vấn đề về da của chó.

Trên đây là tổng hợp các loại bệnh ở chó thường gặp và cách thức chữa trị mà AmPet muốn gửi đến bạn. Nếu xem chó như một thành viên trong gia đình, bạn hãy nhớ chú ý quan sát bé mỗi ngày, tiêm phòng đầy đủ cho các bé. Trong trường hợp phát hiện chú chó của mình có những biểu hiện lạ bất thường thì hãy đưa bé đi khám thú y ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.