Bệnh ở mèo : 15 bệnh thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị

Ngoài chó thì mèo cũng là thú cưng được con người chăm sóc nâng niu như “vật cưng” trong nhà. Mèo là loài động vật đáng yêu, lanh lẹ, ngoan ngoãn biết nghe lời chủ. Nếu bạn đang nuôi mèo hoặc có ý định chăm sóc loài thú cưng này thì cần phải nắm rõ các bệnh ở mèo để giúp nó phòng ngừa và có sức khỏe tốt nhất.

Cũng giống như cơ thể của các loài động vật khác, mèo cũng hay bị dị ứng thời tiết, nếu ăn uống không đúng cách, đồ ăn mất vệ sinh sẽ khiến nó bị ốm. Theo khảo sát của bác sĩ thú y, mèo có thể mắc phải hàng trăm bệnh vặt như: mèo bị tiêu chảy, mèo bị sốt, mèo bị dại.v.v.. Trong bài viết này, AmPet sẽ điểm qua các bệnh ở mèo thường gặp, cách điều trị cho mèo hiệu quả, bạn cần nắm rõ các loại bệnh này, biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh chữa trị cho mèo nhé!

Bệnh tiêu chảy ở mèo

  • Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ở mèo này, trong đó có thể mèo bị nhiễm giun sán và vi khuẩn. Trường hợp này thường xảy ra với những bé mèo con dưới 2 tháng tuổi. Ngoài ra, mèo bị tiêu chảy còn có thể do bị rối loạn về tiêu hóa, mèo ăn nhiều thứ linh tinh. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy như viêm màng bụng truyền nhiễm FIP, suy giảm miễn dịch, nhiễm bệnh Care,…
  • Triệu chứng: + Trong số các bệnh ở mèo, triệu chứng tiêu chảy ở mèo thường xảy ra nhiều nhất. Dấu hiệu nhận biết là khi mèo đi ngoài sẽ có dạng phân lỏng hơn bình thường, quan sát kỹ trong phân có thể có máu, thậm chí là ký sinh trùng; đặc biệt tần suất đi có khi nhiều hơn mọi ngày.

      + Theo các bác sĩ thú y, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mèo bị tiêu chảy như: mèo bị nhiễm vi khuẩn và giun sán, mèo bị rối loạn tiêu hoá do sử dụng thức ăn mèo không đúng, mèo viêm ruột truyền nhiễm, .v..v

Bệnh ở mèo

Các bệnh thường gặp ở mèo? Mèo bị tiêu chảy

  • Điều trị: Vậy phải làm gì khi thấy mèo nhà mình bị tiêu chảy và nôn? Đầu tiên, bạn phải bình tĩnh quan sát hiện tượng mèo đang gặp phải. Trong trường hợp mèo bị dị ứng thức ăn sẽ bị tiêu chảy 1-2 lần xong sẽ khoẻ hẳn và trở về trạng thái đi ngoài bình thường. Tuy nhiên, nếu mèo bị tiêu chảy liên tục nhiều lần và dài ngày thì bạn cần đưa đi khám bác sỹ thú y liền ngay.

Bệnh nấm ở mèo

  • Nguyên nhân: Những bé mèo bị nấm thường sống trong môi trường không sạch sẽ, lông ẩm ướt. Khí hậu ở Việt Na nóng ẩm nên nấm mèo phát triển dễ dàng.
  • Triệu chứng: Các bệnh thường gặp ở mèo? Ngoài bệnh tiêu chảy thì bệnh nấm ở mèo cũng dễ gặp phải trong môi trường sống ẩm ướt. Triệu chứng dễ nhận thấy khi mèo bị bệnh nấm da là bị rụng lông từng mảng lớn, mèo liên tục khó chịu ngứa ngáy; quan sát trên lớp da xuất hiện các lớp gầu khô đóng thành vảy, da mẩn đỏ và có mùi hôi.

Bệnh ở mèo

Mèo bị nấm đỏ

  • Điều trị:

      + Cách phòng và chữa bệnh nấm da cho mèo cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tắm nắng cho mèo thường xuyên, vệ sinh mèo sạch sẽ, tránh để mèo ngủ nơi ẩm mốc. Đặc biệt, vệ sinh khử trùng đồ chơi của mèo, lồng mèo, dọn sạch lông bị rụng, cách ly mèo với các động vật khác để tránh lây nhiễm bệnh.

     + Nếu mèo bị nấm nặng, bạn cần cạo sạch lông vùng bị nấm và bôi thuốc trị nấm. Bạn có thể tham khảo và sử dụng một trong số thuốc trị nấm cho mèo như sau: Nizoral, Kentax, Ketoconazol, Fungikur, Biopirox, mỡ kẽm oxyd – dùng 1-2 lần/ ngày. Bạn nên tắm 1-2 lần/tuần bằng nước lá trà xanh hoặc chanh tươi cho hiệu quả. Tuyệt đối không bôi xà phòng nơi vết thương mèo bị nấm.

Mèo bị dại (Rabies)

  • Nguyên nhân: Mèo mắc bệnh dại là do bị nhiễm virus dại khi bị cắn bởi một động vật khác đang nhiễm bệnh. Bệnh ở mèo này gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của mèo, khiến mèo bị sốt và có nhiều hành động bất thường.
  • Triệu chứng: 

       + Không chỉ chó, ở mèo cũng xuất hiện bệnh dại do virus gây ra, căn bệnh ở mèo này vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng bé mèo. Khác với chó biểu hiện hung dữ thì ở mèo có biểu hiện lờ đờ, hàm trễ xuống, thè lưỡi, ủ rũ đôi lúc hoảng loạn.

      + Dễ nhận thấy nhất ở phần chân mèo bắt đầu bị liệt hoặc 1 bộ phận trên cơ thể không còn linh hoạt như trước nữa. Đặc biệt, từ khoé miệng của mèo hay bị chảy dãi, mèo chán ăn sụt cân nhanh hơn.

Bệnh ở mèo

Mèo bị dại

  • Điều trị: Bệnh dại ở mèo không thể tự điều trị tại nhà, chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện mèo có triệu chứng trên bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay. Để giảm và ngừa mèo bị bệnh dại thì ngay khi mang mèo con về nhà nuôi bạn cần đi tiêm phòng dại cho nó ngay.

Mèo bị giảm bạch cầu (FLV)

  • Nguyên nhân: Bệnh giảm bạch cầu hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm, đây là 1 trong các bệnh ở mèo thường hay gặp phải . Căn bệnh này xuất phát từ 1 loại virus có tên tiếng Anh là Feline Leukemia Virus. Dễ nhận thấy biểu hiện căn bệnh này khi mèo mắc phải, đó là mèo nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng có thể lẫn máu. Bệnh này phát triển nhanh có tỷ lệ tử vong cao đến 90%. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường lây qua điều kiện ngoại cảnh, độ tuổi mèo dễ mắc nhất là từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi.
  • Triệu chứng: Khi mắc bệnh virus sẽ xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hoá rồi đi vào máu lây lan khắp cơ thể. Thường thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu và tiến triển từ 2 đến 7 ngày. Khi mèo mắc bệnh giảm bạch cầu sẽ có biểu hiện đau đớn vùng bụng, sốt 40 độ, thân hạ nhiệt, xù lông, mắt nhợt nhạt, suy nhược nghiêm trọng và sẽ ra đi nhanh sau 24h.

Bệnh ở mèo

Mèo bị giảm bạch cầu (FLV)

  • Điều trị: 

       + Trong số các bệnh ở mèo thường gặp , bệnh giảm bạch cầu có tỉ lệ tử vong rất cao –  lên đến 80%. Nếu mèo vượt qua được 5 ngày thường sẽ khỏi, mèo có thể bình phục sau vài tuần, lượng bạch cầu lại tăng lên bình thường.

       + Trong trường hợp mèo nhà bạn có những triệu chứng như trên, thì nên đưa đi bác sĩ thú y ngày để có thể cứu chữa kịp thời. Để tránh mèo nhiễm bệnh này bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh giảm bạch cầu sớm và các bệnh hô hấp do virus gây ra ở mèo, nên tiêm từ 8 tuần tuổi trở lên, sau 4 tuần tiêm nhắc lại.

Mèo bị rụng lông (Alopecia)

  • Nguyên nhân: Nguyên nhân là do mèo bị nhiễm vi khuẩn kí sinh từ bên ngoài, nếu không chữa trị kịp thời mèo nhà bạn sẽ bị nặng hơn, điều trị mất nhiều thời gian.
  • Triệu chứng: Triệu chứng của căn bệnh ở mèo này như tên gọi của nó, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là lông của mèo đột ngột bị rụng nhiều. 

Bệnh ở mèo

Mèo bị rụng lông

  • Điều trị: 

      + Đầu tiên để chữa trị bệnh rụng lông ở mèo bạn cần vệ sinh chỗ ở của mèo sạch sẽ thoáng đãng khô ráo. Cần phải tắm rửa cho mèo sạch sẽ, tần suất tắm cho bé mèo tầm 2-3 lần trong 1 tuần để cơ thể của nó luôn thơm tho và loại bỏ được các vi khuẩn ký sinh bám trên da. Nên chải lông cho mèo thường xuyên để giảm bớt lượng lông bị rụng còn sót trên cơ thể mèo gây ra bẩn.

      + Mọi người nên bổ sung các loại chất dinh dưỡng để giúp lông mèo mềm mọc nhiều hơn, các chất dinh dưỡng đó là omega 3, omega 6, DHA, EPA, và taurine có trong thịt, cá. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thuốc trị bị bệnh ghẻ Demodex để điều trị mèo bị rụng lông tại nhà hoặc đưa bé mèo tới các phòng khám thú y để kiểm tra.

Mèo bị sốt, ho

  • Nguyên nhân: Một trong các bệnh ở mèo thường gặp đó là mèo bị sốt, ho. Những lúc bé mèo có triệu chứng này bạn cần quan sát kỹ tình trạng ốm như thế nào. Mèo có bị nhiễm lạnh không? Thông thường nhiễm lạnh là nguyên nhân dễ gặp nhất nếu mèo đột nhiên bị sốt ho. Ngoài ra  nguyên nhân trên, mèo còn bị sốt do bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây tê .v.v.
  • Triệu chứng: Dấu hiệu mèo bị sốt thường bỏ ăn, đờ đẫn, ít hoạt động, ủ rũ, thở nhanh gấp.
  • Điều trị: Nên nhớ, triệu chứng mèo bị sốt nặng rất có thể gặp nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, khi bạn phát hiện mèo bị sốt, ho thì cần đưa bé mèo nhanh chóng đến bác sĩ thú y để đo thân nhiệt và thăm khám chuẩn sác hơn..

Bệnh ở mèo – FIV (Virus suy giảm miễn dịch)

  • Nguyên nhân: Đây là căn bệnh nhiễm trùng do một loại virus họ Retrovirus gây ra, chúng làm giảm lượng bạch cầu và làm suy giảm hệ miễn dịch của mèo.
  • Triệu chứng: Mèo bị FIV hay còn gọi bệnh sida gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho cơ thể mèo. Loại Virus suy giảm miễn dịch này rất khó phát hiện, có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể mèo mà không lộ triệu chứng gì cả. Cho đến khi hệ thống miễn dịch của mèo bị suy yếu nặng sau khi virus bắt đầu gây bệnh thì mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Mèo bị giảm cân, bị tiêu chảy, bị viêm miệng, viêm kết mạc, thay đổi hành vi và nếu bị thương ở bộ phận cơ thể nào sẽ rất lâu lành.
  • Điều trị: Để biết mèo bị bệnh sida – FIV, khi xuất hiện các triệu chứng trên cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay. Tại đây, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và xét nghiệm cho kết quả cung cấp thuốc điều trị chính xác. Bệnh FIV ở mèo có tính lây lan nhanh, vì vậy khi phát hiện mèo nhiễm bệnh cần cách ly mèo ở 1 nơi thoáng đãng, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Lưu ý cần hạn chế cho mèo ăn các thực phẩm sống như thịt heo, gà, bò, trứng và cả sữa.

Bệnh Care (FPV)

  • Nguyên nhân: Bệnh Care ở mèo thường bị lây nhanh qua tiếp xúc miệng. Chỉ trong khoảng 24 giờ đồng hồ, virus đã có thể có trong máu của bé mèo. Chúng bắt đầu xâm nhập vào những tế bào Lympho, phá đi hàng rào miễn dịch trong cơ thể con người, gây ra tình trạng suy giảm bạch cầu. Đồng thời chúng còn làm phá hủy đi lớp niêm mạc ruột.
  • Triệu chứng: 

+ Mèo thường xuyên bỏ ăn, sức khỏe suy yếu đột ngột

+ Liên tục nôn, mất nước, tiêu chảy

+ Mất giọng, tiếng khàn, cơ thể yếu ớt do suy giảm lượng bạch cầu.

+ Dáng đi không vững, loạng choạng, run rẩy, thêm những dấu hiệu về thần kinh.

+ Mí mắt sụp, mắt xuất hiện nhiều ghèn, lờ đờ, phần miệng và mũi có màu thâm đen.

+ Phân, nước bọt có mùi hôi rất khó chịu, hơi thở nặng mùi.

  • Điều trị: Bệnh Care ở mèo là căn bệnh khá nguy hiểm. Do đó chúng tôi không khuyến khích bạn điều trị tại nhà cho bé. Nếu thấy bé mèo nhà mình có những triệu chứng như trên, bạn nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé!

Bệnh ở mèo

Bệnh mèo nhiễm ký sinh trùng bên trong và ngoài cơ thể

  • Nguyên nhân: Mèo bị nhiễm ký sinh trùng như ghẻ, bọ chét,… Chúng sống kí sinh ngay trên da của mèo, gây ra tình trạng ngứa, bong tróc. Mèo nhiễm kí sinh trùng bên trong như giun tóc, sán, giun kim,… Chúng tồn tại trong đường ruột, tiêu thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể, làm mèo chậm phát triển.
  • Triệu chứng:

+ Ký sinh trùng bên ngoài: Gây ra hiện tượng chảy máu, ngứa ngáy, khó chịu cho mèo.

+ Ký sinh trùng bên trong: Mèo sẽ bị kén ăn, mất nước, tiêu chảy.

  • Điều trị: 

+ Ký sinh trùng bên ngoài: Bạn có thể điều trị bằng cách cạo lông cho mèo để những con kí sinh trùng không bị lan ra, dùng các thuốc đặc trị khử trùng, tắm thường xuyên cho mèo bằng lá trà xanh, nếu các cách này không thuyên giảm thì bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế.

+ Ký sinh trùng bên trong: Bạn cần đưa bé mèo đến cơ sở khám bệnh thú y để xét nghiệm, siêu âm loại kí sinh trùng nằm trong ruột, tiến hành tẩy giun định kì cho mèo.

Bệnh viêm phúc mạc

  • Nguyên nhân: Bệnh ở mèo này bị gây nên bởi loại virus Coronavirus.
  • Triệu chứng: Khi mắc căn bệnh ở mèo này, mèo sẽ có triệu chứng bụng phình to do xoang bụng tích tụ nhiều dịch, biếng ăn, sụt cân, bị sốt nhẹ, thở gấp, khó thở, da tái nhợt chuyển sang vàng.
  • Điều trị: Căn bệnh này rất khó để điều trị tại nhà. Bạn nên đưa mèo đến cơ sở Thú y để thăm khám sớm nhất.

Bệnh suy thận

  • Nguyên nhân: Bệnh ở mèo này thường xảy ra do nguyên nhân di truyền, tuổi tác hoặc môi trường sống có nhiều chất độc hại.
  • Triệu chứng: Mèo sẽ thường xuyên bị khát nước, thiếu nước, nôn mửa, táo bón, đi tiểu nhiều lần, miệng hôi, nghiến răng, bỏ ăn…
  • Điều trị: Bạn cần đưa mèo đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời nhất.

Bệnh Chlamydia

  • Nguyên nhân: Bệnh ở mèo này gây ra bởi một loại vi khuẩn tên Chlamydia Psittaci có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp.
  • Triệu chứng: mèo bị chảy nước mắt nhiều, mắt nhiều dịch, hắt xì hơi liên tục, thở gấp, khó thở, sốt nhẹ, viêm phổi
  • Điều trị: Bạn có thể dùng một số những loại kháng sinh cho mèo như Doxycyline và Tetracycline. Bạn cho bé uống hay nhỏ vào mắt trực tiếp. Trong vòng 6 tuần điều trị, tình trạng bệnh của mèo sẽ khỏi.

Bệnh ở mèoBệnh tiểu đường ở mèo

  • Nguyên nhân: Bệnh ở mèo này diễn ra do tế bào tuyến tụy của bé không tiết ra đủ lượng Hoocmon Insulin cần thiết, các tế bào đó không còn khả năng kiểm soát trong quá trình điều tiết Insulin.
  • Triệu chứng: Mèo đi tiểu nhiều lần, nhiều nước, mèo thèm ăn, khát nước, cơ thể béo phì, thể chất kém, lười vận động, lông thường xuyên bết dính, phần chân sau ngày càng yếu ớt,…
  • Điều trị: Bạn nên đưa mèo đến bác sĩ khám ngay lập tức khi có những dấu hiệu này. Căn bệnh này không thể chưa trị tại nhà, nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm cho bé mèo.

Mèo bị mắc bệnh bọ chét

  • Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến bệnh ở mèo này chính là mèo bị dính nước bọt của bọ chét. Trong nước bọt của bọ chét chứa protein gây ra dị ứng ở mèo, nếu mèo bị nặng sẽ dẫn đến tình trạng viêm rất khó chữa.
  • Triệu chứng: Mèo bị ngứa ngáy, gãi nhiều, lông rụng nhiều thành từng mảng, da sưng tấy, sần sùi và đóng vảy.
  • Điều trị: Cách đơn giản và hiệu quả nhất để chữa bệnh đó là đuổi bọ chét đi, vệ sinh da và lông mèo thật sạch sẽ. Bạn có thể dùng các loại thuốc xịt, thuốc bôi, thuốc nhỏ để trị bọ chét. Nếu mèo bị quá nặng, bạn cần phải đem bé đến ngay cơ sở y tế.

Bệnh sán mèo

  • Nguyên nhân: Giun sán có thể xâm nhập vào trong cơ thể mèo bằng nhiều cách như nhiễm bệnh giun móc qua da, sán dây lây qua bọ chét, bị lây ăn phải trứng giun từ sữa mẹ, các loài gặm nhấm bị nhiễm sán,…
  • Triệu chứng: Sán nằm trong cơ thể nên sẽ khó có thể thấy được. Một số dấu hiệu bạn cần quan tâm như mèo bị mệt mỏi, yếu ớt, đi đại tiện có giun sán, hay bỏ ăn, ăn nhiều nhưng không lên cân, cơ thể bị suy nhược trong thời gian dài,…
  • Điều trị: Bạn nên đưa bé mèo nhà mình đi tẩy giun định kỳ. Bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi của mèo theo yêu cầu của bác sĩ.

Trên đây là các bệnh ở mèo thường gặp phải và cách chữa trị hiệu quả mà AmPet vừa tổng hợp đầy đủ. Nên nhớ, để bé mèo ít gặp bệnh bạn nên quan sát mèo mỗi ngày, tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt cung cấp thức ăn đảm bảo sạch an toàn, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để mèo khỏe mạnh có sức đề kháng cao chống chọi mọi bệnh tật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.