Cách tắm cho chó an toàn, sạch sẽ

Cách tắm cho chó

Tắm cho chó là một phương pháp giúp cho chú cún của bạn trở nên sạch sẽ, thơm tho hơn, nhất là tránh khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn về da, vi khuẩn, bọ chét, rụng lông. Đây là một trong những cách chăm sóc chó hữu hiệu khiến chú chó của bạn thích thú.

Tuy nhiên, cách tắm đúng chuẩn cho chó thì không phải ai cũng biết. Vì thế hôm nay, AmPet sẽ giúp bạn đọc liệt kê qua một số cách tắm cho chó an toàn, hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chuẩn bị trước khi tắm cho chó

Trang bị dụng cụ

Chủ nhân nuôi chó hãy chuẩn bị 2 cục bông gòn để nhét vào tai cún, ngăn không cho nước vào tai.

Chuẩn bị 1 tấm thảm hoặc một bề mặt chống trượt khi tắm cho chó nhằm giúp cún không bị té, không bị hoảng loạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một chai thuốc mỡ phòng trường hợp sữa tắm rơi vào mắt cún.

Trấn an tinh thần của chó

Đối với những em thú cưng lần đầu tắm ít nhiều sẽ có sự hoang mang, sợ hãi. Do đó, chủ nhân hãy vỗ về chúng, không bắt ép thú cưng của mình đi tắm bằng cách thô bạo, hãy trao những lời thân mật, ngọt ngào để chúng bớt sợ hãi.

Đóng kín cửa

Những em cún sợ hãi hay những em cún tăng động đều sẽ có hành động khiến nước vươn vãi ra nhiều nơi. Để tránh nước văng khắp nhà hoặc các em chạy thoát ra bên ngoài, chủ nhân hãy chủ động đóng kín cửa nhà tắm lại nhé.

Cách tắm cho chó

Cách tắm cho chó thông thường

Bước 1: Bạn hãy dùng lược chải lông cho chó trước khi tắm để loại bỏ mảng bám, gỡ rối lông cho chúng.

Bước 2: Đặt chú chó vào bồn tắm chứa nước ở nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C, sau đó làm ướt cơ thể chúng một cách nhẹ nhàng, chậm rãi.

Bước 3: Dùng một lượng vừa đủ sữa tắm hoặc xà phòng cho thú cưng và massage lên khắp cơ thể chúng. Bạn hãy dùng tay để gãi nhẹ cho sữa tắm thấm đều và lấy đi lớp bụi bẩn, đặc biệt chú tâm vào những khu vực như kẻ móng của chú chó nhé.

Bước 4: Xả lại với nước sạch, tránh để nước vấy vào mắt của thú cưng. Nếu thấy cơ thể chúng vẫn còn bụi bẩn thì chủ nhân hãy lặp lại quy trình tắm một lần nữa.

Bước 5: Lau cơ thể chúng bằng khăn sạch theo chiều từ trên xuống, sau đó bạn có thể dùng máy sấy để giúp chó mau khô lông hơn.

Cách tắm cho chó con

Cách tắm cho chó con hiệu quả là trước khi tắm cho các bé, bạn hãy để bé thoải mái đi bộ, đi vệ sinh và đi nặng. Sau đó mới bắt đầu tắm cho chúng.

Dùng nguồn nước sạch (không dùng nước từ ao hồ, sông,…) ở nhiệt độ từ 36 – 38 độ C để tắm cho các bé, chú ý làm sạch vùng hậu môn trước.

Sử dụng bọt biển ngâm vào sữa tắm pha loãng, sau đó bạn hãy tắm rửa, kỳ cọ toàn thân của cún con từ đầu tới đuôi. Dùng bọt biển ngâm trong sữa tắm được pha loãng. Sau đó bắt đầu tắm rửa toàn thân cho chúng từ phần đầu hướng về phía sau.

Xả lại với nước sạch, tránh để nước vấy vào mắt, mũi, miệng của thú cưng. Nếu thấy cơ thể chúng vẫn còn bụi bẩn thì chủ nhân hãy lặp lại quy trình tắm một lần nữa.

Cách tắm cho chó

Chú ý: Không cho chó lật ngửa bụng lên khi tắm. AmPet khuyến khích bạn tắm chó con khi các bé đói hoặc sau khi chúng đã đi toilet. Với những bé thú cưng mới tắm lần đầu tiên chưa quen thuộc, chủ nhân hãy massage nhẹ nhàng và đẩy nhanh tốc độ tắm bằng nước ấm cho chúng, không xối nước vào phần đầu trước.

Ngoài ra, nếu quan sát thấy bé chó có biểu hiện run rẩy, cảm lạnh hoặc tiêu chảy,…thì chủ nhân hãy đưa thú cưng của mình đến ngay bác sĩ thú y nhé.

Cách tắm cho chó bị ghẻ

Cách tắm cho chó bị ghẻ hiệu quả nhất chính là sử dụng tinh dầu. Vật liệu này sẽ giúp chú chó của bạn thơm tho, điều trị ghẻ ở chó. Tắm cho chúng mỗi tuần 1 lần và xuyên suốt từ 2 đến 3 tháng.

Bước chuẩn bị

  • 01 chai tinh dầu chuyên dụng dành cho thú cưng.
  • 01 chiếc khăn lông (mịn).
  • 01 thau/chậu có kích thước lớn hơn chú cún của bạn.

Cách tắm cho chó:

  • Đưa chó cưng của bạn vào chiêc thau/chậu đã chuẩn bị, sau đó dùng nước ấm thích hợp xả nhẹ nhàng vào cơ thể của chú chó.
  • Tiếp theo, bạn hãy dùng tinh dầu chuyên dụng và thoa đều, kỹ lưỡng toàn cơ thể của chú chó, để yên trong vòng 5 phút trước khi xả lại nước sạch.
  • Xả lại với nước sạch, tránh để nước vấy vào mắt, mũi, miệng của thú cưng. Nếu thấy cơ thể chúng vẫn còn bụi bẩn thì chủ nhân hãy lặp lại quy trình tắm một lần nữa.
  • Cuối cùng, chủ nhân dùng chiếc khăn lông và lau khô cơ thể cho chó.

Cách tắm cho chó dành cho các chú chó sợ nước

Một số chú chó không thích nước sẽ khiến cho quá trình vệ sinh thân thể của chúng gian nan hơn, đồng thời cũng khiến cho chủ nhân của chúng đau đầu. Thấu hiểu điều này, AmPet sẽ giới thiệu đến bạn cách tắm cho chó sợ nước dễ dàng hơn nhưng vẫn bảo đảm cơ thể chó được sạch sẽ, đó chính là sử dụng phấn rôm.

Sở dĩ dùng phấn rôm để làm 1 trong những cách tắm cho chó là bởi chúng có công dụng khử mùi, thấm hút mồ hôi và làm mát lông của thú cưng.

Cách tắm cho chó

Bước chuẩn bị

  • 01 hộp/chai phấn rôm cho cún cưng của bạn.
  • 01 chai xịt phun nước.
  • 01 chiếc khăn lông (mịn).
  • 01 thau/chậu có kích thước lớn hơn chú cún của bạn.

Cách tắm cho chó:

  • Đưa chó cưng của bạn vào chiếc thau/chậu đã chuẩn bị. Sau đó sử dụng chai xịt phun nước và xịt nhẹ khắp toàn thân chú chó để vệ sinh.
  • Tiếp theo, bạn dùng phấn rôm và thoa đều một cách nhẹ nhàng lên toàn thân của chú chó. Chú ý thoa kỹ ở những vùng khuất, khó làm sạch như kẽ móng là cách tắm cho chó đúng chuẩn.
  • Cuối cùng, chủ nhân dùng chiếc khăn lông và lau sạch cơ thể cho chó.

Thực hiện cách tắm cho chó này đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ giúp cho chú chó cưng của bạn luôn được sạch sẽ, thơm tho và không lo bị ngứa hay có mùi hôi nữa.

Cách tắm cho chó bằng sữa tắm đặc biệt

Bước chuẩn bị

  • 01 chai sữa tắm cho chó
  • 01 chiếc khăn lông (mịn).
  • 01 chiếc thau/chậu có kích thước lớn chú chó của bạn.

Cách thực hiện:

  • Đưa chó cưng của bạn vào chiêc thau/chậu đã chuẩn bị, sau đó dùng nước ấm thích hợp xả nhẹ nhàng vào cơ thể của chú chó.
  • Tiếp theo, bạn hãy dùng sữa tắm chuyên dụng và thoa đều, kỹ lưỡng toàn cơ thể của chú chó, tập trung vào những nơi kín của chú chó.
  • Xả lại với nước sạch, tránh để nước vấy vào mắt, mũi, miệng của thú cưng. Nếu thấy cơ thể chúng vẫn còn bụi bẩn thì chủ nhân hãy lặp lại quy trình tắm một lần nữa.
  • Cuối cùng, chủ nhân dùng chiếc khăn lông và lau khô cơ thể cho chó.

Cách tắm cho chó

Khi nào không nên tắm cho chó con?

  • Khi khí hậu quá lạnh, nhất là những nơi như miền Bắc. Khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 18°C.
  • Chó con đang bú sữa mẹ hoặc mới tách mẹ.
  • Chó chưa được 2 tháng tuổi.
  • Chó bị bệnh.
  • Chó cái đang trong thời kỳ động dục chuẩn bị phối giống. Nếu chủ nhân tắm cho chúng giai đoạn này sẽ làm giảm mùi đặc trưng hấp dẫn chó đực.
  • Chó cái sau 15 ngày kể từ ngày giao phối.
  • Chó mẹ mới sinh con.
  • Chó mới mang về nhà sau khi mua.
  • Chó vừa được tiêm phòng ngừa dịch bệnh.

Cách tắm cho chó với thời gian tắm mỗi lần bao lâu còn tùy thuộc vào khí hậu, tuổi chó, giống chó để quyết định. Chủ nuôi chó có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia thú y để tham khảo ý kiến.

Nên chọn thời gian tắm vào buổi trưa và đến trước khi trời tối. Lông của các bé phải được sấy khô, nếu chú chó bị bệnh hoặc lông bẩn, chủ nhân có thể dùng lược chải nhẹ nhàng vài lần, hoặc sử dụng một chiếc khăn ẩm để lau sạch. Chú chó bị dính mưa cũng cần phải được tắm rửa lại đấy nhé.

Hướng dẫn chăm sóc chó sau khi tắm

Vệ sinh tai

Cách tắm cho chó đúng chuẩn không thể thiếu bước vệ sinh tai cho chó. Xuyên suốt quá trình tắm cho chú chó thì độ ẩm hoặc nước có thể chảy vào và đọng lại trong tai chó. Vì thế, bạn cần sự hỗ trợ của chiếc bông tăm chuyên dụng cho những trường hợp này.

Hãy đưa vật dụng vào tai cún cưng của bạn để thấm phần nước tồn đọng trong tai của bé. Trong quá trình này có thể chú chó cẩu bạn sẽ hoảng sợ khi có vật lạ vào tai, vì thế hãy phát huy vai trò chủ nhân của mình và trấn an bé nhé.

Cách tắm cho chó

Chải lông cho chó

Đối với những bé thú cưng có bộ lông dài như Poodle hay Pomeranian thì việc tắm thôi là chưa đủ, chúng còn cần được chải chuốt bộ lông của mình để trông đẹp mắt, điệu đà hơn, không bị rối lông.

Không xịt nước hoa lên cơ thể chó

Đây là một bước quan trọng trong các cách tắm cho chó. Nhiều chủ nhân khi thấy chú chó của mình vẫn còn mùi hôi sau khi tắm thường khắc phục bằng việc xịt nước hoa lên cơ thể chúng. Điều này hoàn toàn không nên làm, nước hoa chỉ có tác dụng tạm thời kiềm chế mùi hôi chứ không loại bỏ triệt để mùi hôi cho chó.

Hơn nữa, một số loại nước hoa có chứa thành phần hóa học gây kích ứng da cho chó, thậm chí khiến mùi cơ thể chúng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, thay vì tốn công vô ích sử dụng nước hoa, chủ nhân hãy thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó để ngừa mùi hôi, hoặc tìm đến các hương liệu tự nhiên an toàn cho chó sử dụng.

Thường xuyên đưa chó đi vắt tuyến mồ hôi 

Dùng một trong các cách tắm cho chó trên nhưng chó vẫn còn mùi hôi thì khả năng cao tuyến mồ hôi của các bé có vấn đề. Tuyến mồ hôi của loài chó nằm ngay hậu môn, túi hậu môn hoặc các tuyến hậy môn của chó. Vì thế việc vắt tuyến mồ hôi cho chó rất đơn giản dễ dàng, khi vắt xong chó sẽ không còn mùi hôi nữa.

Tuy nhiên, chủ nhân lưu ý nên tìm 1 người giữ chú chó khi vắt tuyến mồ hôi cho chúng. Điều này để phòng trường hợp chó hoảng loạn, chạy thoát khi ta vắt. Chủ nhân hãy vắt tuyến mồ hôi cho các bé thường xuyên, tốt nhất nên vắt trước khi tắm cho chó để sau khi tắm xong bé có cơ thể hoàn toàn thơm tho. Thực hiện vắt tuyến mồ hôi lý tưởng ít nhất từ 2 cho đến 3 lần một tháng.

Cách tắm cho chó

Lời Kết

Cách tắm cho chó hiệu quả thật ra cũng khá đơn giản phải không nào? Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách tắm cho chó, cách chăm sóc sau khi tắm mà AmPet muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm ra một cách tắm cho chó lý tưởng.

Đừng quên trao lời động viên, trấn an chú cún cưng của mình và khen chúng trong suốt quá trình tắm nhé, những việc làm nhỏ này sẽ giúp thú cưng của bạn an tâm hơn, bớt sợ hãi hơn khi lần đầu tắm. AmPet chúc bạn thành công với cách tắm cho chó của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.