Chó bị ho: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị kịp thời hiệu quả

Chó bị ho

Chó bị ho là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở loài chó. Loài vật này thường dùng mũi và miệng để đánh hơi mọi thứ xung quanh nên chúng dễ bị dính bụi bẩn, vi khuẩn bám, mầm bệnh… thông qua đường hô hấp.

Tuy nhiên, chủ nhân nuôi chó không nên xem nhẹ khi chó nhà mình bị ho, vì có thể căn bệnh này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Vậy tại sao chó bị ho, dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết chúng mắc bệnh và cách điều trị như thế nào? Hãy để AmPet giải đáp đến bạn qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân và dấu hiệu khiến chó bị ho

Chó bị ho là một phản xạ khi chúng bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bị kích thích bởi sự hiện diện của một số vật lạ trong phế quản, khí quản. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến chó bị ho là do chúng thở ra một luồng khí quá đột ngột và có lực quá mạnh.

Một số loại ho phổ biến ở chó như ho khan, ho có đờm… khi biết được lý do khiến chó bị ho thì phương án tốt nhất lúc bấy giờ là bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ thú y, để họ có thể nhanh chóng đưa ra phương hướng điều trị thích hợp cho cún cưng của bạn.

Có hằng hà sa số những nguyên nhân cấu thành khiến chó bị ho, tuy nhiên vẫn sẽ có những lý do căn bản. Sau đây là một số yếu tố tác động phổ biến và dấu hiệu làm chó bị ho:

Chó bị ho

Chó bị ho cũi

Ho cũi ở chó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp của loài chó khiến chúng bị ho. Chó bị ho cũi là do vô tình tiếp xúc hay hít phải vi khuẩn hoặc các loại vi rút khiến đường hô hấp bị suy yếu. Vi rút có thể có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống xung quanh chú chó của bạn khi chúng tiếp xúc, nô đùa trực tiếp với những anh bạn chó bị bệnh khác, hoặc gián tiếp thông qua đồ vật, đồ chơi, mặt sàn chưa được khử trùng.

Căn bệnh này sẽ không đe dọa đến tính mạng của chú chó đáng yêu nhà bạn, và chúng có thể khỏi bệnh hoàn toàn 100% nếu điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, đối với cún con, chó lớn tuổi, chó mẹ đang mang thai hay chó có bệnh nền khác, hệ miễn dịch yếu thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ nhiều hơn và dễ bị biến chứng hơn.

Triệu chứng: 

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh là chó bị ho dữ dội, ho âm ỉ kéo dài, chó bị ho khạc như đang mắc xương trong cổ họng. Tiếng ho phát ra không giống khi chó bị hắc xì hoặc chó bị khò khè mà bật hẳn thành tiếng, lúc to, lúc nhỏ. Tương tự như con người, chó cũng sẽ có phản ứng khạc, buồn nôn do đau họng.

Đa số chó bị ho cũi vẫn có sức khỏe tốt và có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đối với một số em chó bị ho cũi với trường hợp nặng hơn thì có thể mắc phải những triệu chứng bệnh khác như chó hắt xì mạnh, bị sổ mũi hay chó bị chảy dịch mắt.

Chó bị ho

Chó bị ho do viêm phế quản

Nguyên nhân chủ chốt gây nên bệnh này là do bé chó của bạn có những cơn ho dài dai dẳng. Thông thường, những chú chó lớn tuổi sẽ dễ mắc phải trường hợp này.

Dấu hiệu: Chủ nuôi chó có thể nhận thấy chó bị ho loại này qua những dấu hiệu nhận biết như ho, sốt, chó bị chảy nước mũi nhiều, hoặc khó thở,..

Chó bị ho do viêm amidan

Trường hợp chó của bạn bị ho nhiều, viêm amidan và quá trình hô hấp gặp khó khăn, sốt cao thì thường là do những chú chó đấy sốngtrong khu vực có bụi bẩn hoặc do chó đã lớn tuổi nên dễ bị bệnh.

Dấu hiệu: Triệu chứng thường thấy khi chú chó nhà bạn bị viêm amidan là chúng có biểu hiện nóng, sốt cao thất thường khiến cả bên trong và bên ngoài chúng mệt mỏi, thậm chí có những lúc chú chó ho tới mức nôn mửa và xuất hiện hạch ở vùng cổ bị sưng. Trong trường hợp này thì chú chó của bạn sẽ có những cơn ho không dứt điểm khiến chúng bị rát cổ, vì thế chúng thường bỏ ăn do bị “hành hạ” bởi cơn đau khó chịu ở cổ làm chó gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn cũng như uống nước.

Chó bị ho do giãn phế nan

Dấu hiệu của căn bệnh này là chó nhà bạn bị “hành” bởi những cơn ho dài khó chịu và kèm theo bị khó thở. Để biết được chính xác chó của mình có phải mắc bệnh này hay không thì cách tốt nhất là chủ nuôi hãy đưa chú chó cưng đến cơ sở thú y để bác sĩ chuyên môn kiểm tra và đưa ra phương án điều trị khoa học hiệu quả nhé.

Chó bị ho

Chó bị ho do cầu khuẩn gây ra

Có thể nói, chó bị ho do cầu khuẩn gây ra là một bệnh lý khá phổ biến ở chó. Căn bệnh này rất nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe của chú chó nhà bạn vì chúng sẽ làm những chú chó bị mệt mỏi, kiệt sức.

Dấu hiệu: Biểu hiện để nhận biết bệnh ở chó này là nước mắt và nước mũi của chó chảy thường xuyên và bị sốt nhẹ.

Cách chữa trị cho chó bị ho

Với căn bệnh chó bị ho nói chung và những nguyên nhân cụ thể cấu thành bệnh này sẽ có các cách điều trị khác nhau. Nếu tài chính của bạn không quá nhiều thì bạn có thể đưa các bé tới phòng khám bác sĩ hoặc trạm thú y thì bạn có thể xem xét sử dụng các đơn thuốc sau để chữa trị cho bé cưng của mình.

Cách hữu hiệu nhất đó là tiêm phòng kết hợp cùng sử dụng thuốc thì chó của bạn sẽ mau hết ho hơn. Trong trường hợp chú chó của bạn chỉ bị ho nhẹ thì bạn chỉ cần cho chúng uống thuốc là được, khoảng từ 2 – 3 ngày sau là chó sẽ khỏi bệnh. Trong trường hợp dùng thuốc nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt thì bạn hãy tiến hành tiêm ngừa cho chó.

Ngoài ra, chủ nuôi có thể sử dụng các đơn thuốc dưới đây:

  • Thuốc Dexamethasone, thuốc Ambron: đây là loại thuốc kháng sinh cho chó, giúp giảm chứng ho, điều trị viêm phổi ở chó.
  • Thuốc Bromhexine: Hỗ trợ giảm ho và hạn chế việc tiết dịch nhầy trong cổ họng chó.
  • Theophylin: Hỗ trợ giảm tình trạng khó thở cho chó.

Chó bị ho

Những loại thuốc trên đều kèm theo giấy hướng dẫn sử dụng. Tuỳ thuộc vào kích cỡ cơ thể, độ tuổi của chó mà bạn hãy sử dụng đúng liều lượng cho chúng.

Cách phòng tránh chó bị ho

Chó bị ho có khả năng lây nhiễm. Để tránh cho chó yêu của mình bị lây nhiễm thì bạn cần hạn chế cho chó tiếp xúc với các chú chó bệnh và chó lạ.

Thêm vào đó, tiêm vac-xin định kỳ là điều không thể thiếu để phòng bệnh cho Cún. Tiêm vac-xin phòng bệnh ho ở chó có thể được tiêm khi chó con được 3 tuần tuổi, sau đó mỗi năm định kỳ tiêm lại 1 lần. Ngoài ra, chủ nuôi chó có thể giảm thiểu tỷ lệ chó cưng mắc bệnh bằng các thói quen tốt sau đây:

  • Chế độ ăn uống: Chủ nuôi cần bổ sung cho chú chó của mình thêm nhiều vitamin C, về chế độ ăn cũng nên chia hợp lý.
  • Vệ sinh: Vệ sinh môi trường quanh nhà sạch sẽ, định kỳ tẩy rửa đồ chơi cho chó. Khi bạn muốn tắm rửa cho chó thì hãy sử dụng nước ấm, đồng thời tránh để nước dính vào phần mũi của chúng.
  • Không gian: Chủ nhân cần giữ không gian thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, nhất là nơi chó ở.
  • Đồ chơi: Khi lựa chọn đồ chơi cho chó, bạn cần tìm hiểu kỹ về những loại có kích thước lớn hơn khuôn miệng của chó khoảng 3 đến 4cm để tránh tình trạng chó bị ho do hóc phải vật thể lạ.

Trên đây là những thông tin AmPet gửi đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị chó bị ho hiệu quả. Hy vọng bài viết này một phần nào đó có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh của chó cũng như phương pháp chữa trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.