Chó bị ký sinh trùng máu: Triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Chó bị ký sinh trùng máu

Hiện nay, một trong những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của loài chó chính là bệnh ký sinh trùng máu. Có thể nói căn bệnh quái ác này là sát thủ nguy hiểm đã và đang đe dọa giết chết chó. Vậy bênh ký sinh trùng máu ở chó tại sao lại nguy hiểm đến vậy. và cách chữa trị nó như thế nào, hãy để AmPet giải thích giúp bạn qua bài viết về cách chữa trị chó bị ký sinh trùng máu này nhé.

Nguyên nhân chó bị ký sinh trùng máu

Nguyên nhân chính khiến chó bị ký sinh trùng máu là do Rickettsia virus tấn công vào bạch cầu và hồng cầu của chó. Bệnh lây nhiễm qua những con đường sau:

  • Lây nhiễm do quá trình đùa giỡn cắn nhau giữa chú chó khỏe mạnh với chú chó bị nhiễm bệnh và truyền qua con đường máu.
  • Do chú chó của bạn bị bọ ve đã bị nhiễm virus sẵn cắn.
  • Do chó của bạn đi truyền máu mà không qua xét nghiệm.
  • Do chó của bạn đã từng nhiễm Ehrlichia canis, babesia, Anaplasma, Trypanosoma.

Ngoài ra, còn có một số loại ký sinh trùng khác có khả năng làm chó bị nhiễm trùng máu và chúng đều được lây nhiễm qua ve chó và bọ chét. Chúng gồm:

  • Bệnh Lyme
  • American Canine Hepatozoonosis
  • Hepatozoon Canis
  • Thiếu máu do bọ chét

Những nguyên nhân trên đều do con đường máu dẫn đến, đó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến chó bị ký sinh trùng máu.

Triệu chứng chó nhiễm ký sinh trùng máu

Các triệu chứng khác thường khi chó bị ký sinh trùng máu phổ biến như chó bị khó thở, chán ăn, sút cân và mệt mỏi, sốt cao.

Chó bị ký sinh trùng máu

Trong giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh chó bị kí sinh trùng máu thường sẽ không quá rõ ràng. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn sau khi bệnh đã trở nên trầm trọng hơn thì những triệu chứng của bệnh mới lên đến cấp tính, bệnh chó bị ký sinh trùng máu thường khó chữa trị và hồi phục tại giai đoạn này.

Ngoài ra,chủ nuôi chó cũng cần phải lưu ý một số dấu hiệu lạ ở chó để điều trị kịp thời khi chó bị ký sinh trùng máu, chăng hạn:
  • Chó ít vận động, bỏ ăn
  • Chó bị sụt cân đột ngột
  • Da chó bị vàng, đi nhẹ ra nước tiểu vàng
  • Trên cơ thể của chó xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất thường
  • Chó bị nôn ói, tiêu chảy
  • Mắc phải những triệu chứng thần kinh khác như liệt, trầm cảm…

Cách chữa trị chó bị ký sinh trùng máu

Phần lớn, bệnh chó bị kí sinh trùng máu đều có thể được điều trị ngoại trú với sự chỉ dẫn từ bác sĩ thú y. Nhưng với trường hợp chó bị nặng, đặc biệt là những chú chó cần được điều trị bằng phương pháp truyền dịch hoặc truyền máu thì nên được nhập viện để điều trị nội trú dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

Sau khi điều trị bác sĩ thú y sẽ đo lại lượng ký sinh trùng trong máu cho chó của bạn thông qua kiểm tra xét nghiệm. Chó bị ký sinh trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm nên nếu chó của bạn không được điều trị kịp thời thì khả năng cao bé có thể chết do mất máu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh bạn hãy chăm sóc không để chó có ve rận và kiểm tra sức khỏe tổng quát để giúp bảo vệ thú cưng của bạn.

Chó bị ký sinh trùng máu

Sau đây là phương pháp điều trị của bệnh ký sinh trùng máu ở chó.

  • Sử dụng Dicynone (Etamsylate) để diệt sạch hiệu quả ký sinh trùng trong cơ thể chó.
  • Tiêm vitamin K và những loại thuốc có tác dụng cầm máu bằng đường ống cho chó hoặc tiêm đồng thời kết hợp với chườm đá lên trên sống mũi chó.
  • Bảo vệ thành mạch của chó, nâng cao sức đề kháng cho chó của bạn.
  • Truyền dịch để cung cấp chất điện giải và năng lượng cho chó của bạn.
  • Sử dụng kháng sinh: Oxytetracyclin, Doxycyclin, Tetracyclin liều 1ml/10kgP/ngày.

Kể từ khi chữa trị được 2 tháng bạn cũng nên mang chú chó của mình đi tái khám để kiểm tra và theo dõi sự hồi phục, tránh trường hợp chúng bị tái phát bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến không gian vui chơi phải khoanh vùng nơi chứa nhiều ve, rận, bọ chét để giữ cho cún cưng của bạn một không gian chơi rộng rãi, thoáng đãng, thoải mái và an toàn hơn.

Cách chăm sóc và phòng ngừa chó bị ký sinh trùng máu

Chó bị ký sinh trùng máu rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của chó nếu như bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, thế nên bạn cần lưu ý những cách phòng bệnh trước.

Việc phòng bệnh ở chó này cực kỳ quan trọng, bạn cần tiêu diệt ve, bọ chét bám trên người của chó và môi trường xung quanh nhà, cho chó chơi ở những nơi sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế đến những nơi ẩm ướt như công viên, rừng…Nhất là khi vào mùa hè (khoảng từ tháng 5 – 9 hằng năm).

Chó bị ký sinh trùng máu

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm có bán sẵn để phòng chống ve chó và bọ chét và nếu cần thì bác sĩ thú y có thể hướng dẫn bạn cách chọn sản phẩm phù hợp cho chó cưng của bạn.

Những sản phẩm có chứa permethrin tương đối hiệu quả trong việc kiểm soát ve và bọ chét ở chó. Bạn nên sử dụng những sản phẩm này thường xuyên và theo dõi sát sao về tình trạng của chó.

Ngoài ra, không nên khiến chó bị căng thẳng vì chỉ khi vui vẻ, thoải mái thì sức khỏe của chúng mới có thể đi lên theo chiều hướng tích cực.

Chủ nuôi cũng cần phải cho chó tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên tắm và giữ cho chú chó của bạn luôn được thơm tho, sạch sẽ. Bạn nên chọn loại thực phẩm phù hợp, chăm sóc chó theo cách đúng chuẩn để chúng luôn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Giải đáp một số câu hỏi về chó bị ký sinh trùng máu

Chó bị ký sinh trùng máu sẽ như thế nào?

Chó bị ký sinh trùng máu nếu đã chuyển qua giai đoạn mãn tính thì sẽ làm giảm sự sinh trưởng và phát triển ở chó như viêm tắc ruột, tắc ống mật, giun sán làm chó non còi cọc, phá hủy gan. Ghẻ, nấm, ve rận làm hỏng da, lông chó…thậm chí gây ảnh hưởng tới việc phát dục: động dục chậm muộn, sinh sản kém,…nhiều chú chó bị trúng độc mãn tính, sức khỏe và tuổi thọ sẽ bị giảm xuống.

Ký sinh trùng đường máu sẽ làm giảm sức đề kháng của chó. Ve rận khi hút máu có khả năng truyền cho chó một số loại ký sinh trùng đường máu. Muỗi đốt cũng có thể truyền bệnh giun tim cho chó.

Chó bị ký sinh trùng máu

Chó bị ký sinh trùng máu có thể do bị lây từ nguồn nào?

Chó bị ký sinh trùng máu có thể do bị lây gián tiếp từ bọ chét và rận.

Rận ký sinh trùng ở chó

Bao gồm 2 loại: Rận ăn lông và Rận hút máu.

Triệu chứng: Đầu tiên rận bò trên da làm chú chó ngứa ngáy khó chịu, không nghỉ ngơi được. Nhiễm rận khiến chó bị kém ăn, chậm lớn, vết đốt sẽ gây tình trạng viêm bao lông, biểu bì, gây ngứa ngáy, rụng lông. Rận ăn lông Trichodectes còn có “danh phận” là ký chủ trung gian cho sán dây Dipylidium caninum, thậm chí là cả căn bệnh ký sinh trùng máu ở chó.

Điều trị bệnh rận ký sinh:

Bayticol (flumethrin 6%): pha 1ml/ 2 lít nước tắm hoặc xịt cho chó.

Sau 14 ngày lặp lại việc này để tiêu diệt mầm bệnh.

Bọ chét ký sinh trùng ở chó

Bọ chét sẽ không trực tiếp gây hại nặng cho chó nhưng chúng lại lây lan rất nhanh và rất khó có thể tiêu diệt mầm bệnh.

Chó bị ký sinh trùng máu

Triệu chứng: Chủ nhân có thể dễ dàng thấy chúng ở vùng không lông hoặc vùng ít lông như bụng, háng, khiến chó bị ngứa ngáy, mụn loét, viêm da và rụng lông.

Điều trị bệnh bọ chét ký sinh:

Dùng Dipterex 0.3 – 0.5 %.

Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml /2 lít nước tắm hoặc xịt cho chó.

Vòng đeo cổ Preventef (diazinon) loại bỏ bọ chét trong vòng 4 tháng.

Frontline với hoạt chất fipronil xịt và bôi lên lông chó, diệt được bọ chét 2 tháng.

Program (lufenuron) một viên/tháng.

Như vậy là AmPet đã chia sẻ đến bạn tất cả thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị chó bị ký sinh trùng máu. AmPet hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức trong việc phòng và chữa trị cho thú cưng của mình. Và hãy nhớ là giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó của bạn cũng như đưa “ẻm” đi tiêm phòng định kỳ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.