Chó bị tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Chó bị tiêu chảy

Trong quá trình nuôi chó đã bao giờ bạn phải đối mặt với việc chó bị tiêu chảy chưa? Nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Triệu chứng ra sao? Và làm thế nào để chữa trị cho chó bị tiêu chảy?

Bạn không cần phải quá lo lắng nhé vì đây là một căn bệnh rất phổ biến ở chó, cách chữa trị cũng không quá khó. Hãy cùng AmPet tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị chó bị tiêu chảy qua bài viết ngay sau đây.

Nguyên nhân chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy là một căn bệnh rất phổ biến ở chó, ngoài việc chó ăn phải những thứ linh tinh ra thì vẫn còn tồn tại những tác nhân khác khiến cún cưng của bạn bị tiêu chảy. Theo những nhà nghiên cứu, có ti tỉ những nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy. AmPet sẽ tổng hợp đến bạn những nguyên nhân phổ biến sau:

Stress

Tương tự như con người, bệnh ở chó có có rất nhiều nguyên nhân gây ra, và chính việc thay đổi môi trường sống là nguyên nhân chủ chốt làm chó bị stress. Một khi chó bị stress thì sẽ có một số phản ứng nhẹ ở đường ruột và gây ra tiêu chảy. Nếu chó bị tiêu chảy bởi lý do này thì chủ nuôi không cần phải quá lo lắng, vì theo thời gian, chó của bạn sẽ thích nghi được với môi trường mới này.

Chủ nuôi hãy điều chỉnh lại chế độ ăn cho chó và tập thói quen ăn uống mới cho chúng. Tuy nhiên bạn hãy chú ý về chế độ ăn uống, nên thay đổi thức ăn một cách chậm rãi trong 7 đến 10 ngày và tăng dần tỉ lệ thức ăn theo thời gian để chó nhà bạn có thể quen dần.

Ngộ độc thực phẩm

Giống chó là một loài thú có tính tò mò khá cao, nhất là những bé chó con, chúng luôn muốn khám phá những vật mới bằng cách cắn, ngậm hoặc nuốt. Việc ngộ độc gây tiêu chảy hay tắt nghẽn đường ruột có thể do chó nuốt phải một số vật như: côn trùng, rác, đồ chơi,…

Ngoài ra, chó bị tiêu chảy còn do chúng ăn phải thực phẩm khó tiêu hóa hay thức ăn có tính kích thích dạ dày. Chẳng hạn như một số chủ nhân sẽ cho chúng ăn thức ăn thừa có chứa xương, ớt và các thực phẩm khác làm kích thích dạ dày, những thứ này vừa không tốt cho hệ tiêu hóa của chó, lại vừa có thể khiến chó bị tiêu chảy.

Chó bị tiêu chảy

Để hạn chế chó bị tiêu chảy chủ nuôi cần lưu ý không cho chó ăn những thực phẩm như sữa chứa nhiều lactose, các thức uống gây ngộ độc, thịt quá nhiều mỡ….

Do nhiễm phải ký sinh trùng

Ký sinh trùng lây nhiễm khiến chó bị tiêu chảy qua nhiều cách xâm nhập. Từ những thức ăn bẩn, từ các đồ vật chó gặm, cắn… hoặc cũng có khả năng trong quá trình bú sữa mẹ, chó con đã bị lây nhiễm một số ký sinh trùng về đường ruột. Nếu chủ nhân nuôi chó nghi ngờ cún cưng của mình mắc phải trường hợp này thì hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay nhé.

Chó bị tiêu chảy do nhiễm phải ký sinh trùng rất nguy hiểm, thậm chí một số biến chứng của bệnh tiêu chảy này có thể đe dọa đến sức khỏe và cả tính mạng của chó. Nếu chó bị tiêu chảy nhưng không được điều trị kịp thời thì khả năng cao chó sẽ bị sốt, khó chịu, đau bụng và dẫn đến hôn mê.

Triệu chứng chó bị tiêu chảy

Dấu hiệu chó bị tiêu chảy là khi chó đi ngoài có phân lỏng hơn bình thường và lêin tục. Phân có màu sắc không bình thường, một số trường hợp còn có lẫn máu. Phân có mùi tanh hôi khó chịu.

Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất đối với vật nuôi của bạn, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Lúc này đây hệ tiêu hóa của chó con còn non yếu nên việc tiếp thu các loại thực phẩm chứa dầu mỡ sẽ dễ khiến chó bị tiêu chảy. Trong trường hợp bệnh nặng thì chó có thể sẽ không qua khỏi trong vòng 1 tuần.

Trong lúc chó bị tiêu chảy thì dấu hiệu ủ bệnh thường là nằm lì một chỗ và bỏ ăn, dễ nôn ói và đi phân có mùi tanh hôi khó chịu. Kế đến là đau bụng, nôn mửa, đôi khi phân kèm máu nhầy, mất nước, sốt, tình trạng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Chó bị tiêu chảy

Dựa trên hình dạng, màu sắc, kích thước, độ đặc và trạng thái của phân sẽ giúp bạn biết được tình trạng hiện tại của chó. Bạn có thể dựa vào màu sắc của chúng để chẩn đoán về tình hình của chó như sau:

  • Màu đen hắc ín cho thấy chó của bạn bị chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Lẫn phân đen với phân sáng màu có thể do các vấn đề về gan.
  • Phân kèm máu có thể do chó của bạn có vấn đề ở ruột hoặc ruột già.
  • Phân lớn, màu xám và có mùi cho thấy chó của bạn có thể bị một số vấn đề ở ruột non.

Cách điều trị chó bị tiêu chảy

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Chó trưởng thành nếu bị tiêu chảy thì bạn có thể ngừng cho chúng ăn, để dạ dày rỗng từ 12 đến 24 giờ, lý do là để ruột có thời gian nghỉ ngơi và vết viêm sưng mau lành. Nếu thấy chó có biểu hiện ngủ lịm đi, lờ đờ hay cơ thể suy yếu trong giai đoạn kiêng ăn thì bạn có thể cho chúng uống dung dịch đường Glucose hoặc mật ong và mang chúng đến bác sĩ thú y ngay nhé.

Sự mất nước của cơ thể cũng là một trong những vấn đề nguy hiểm khiến chó bị tiêu chảy. Tiêu chảy thường bao gồm mất cả nước, chất điện giải và khoáng chất, sốt cũng sẽ làm gia tăng sự mất nước. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu chủ nhân không cho chúng uống đủ nước để bù cho lượng nước đã mất đi.

Chó bị tiêu chảy

Trường hợp khá phổ biến khác gây nên mất nước là chó bị nôn và tiêu chảy. Khi mất nước, da của chúng sẽ có bị nhăn lại, hoặc khô miệng, tiếp theo sau sẽ là mắt trũng lại, trụy mạch và có thể gây nên tử vong.

Lúc này, chủ nhân nuôi chó phải nhanh chóng bù lượng nước đã mất cho cơ thể chúng bằng việc pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho chó uống. Nếu chó của bạn không chịu uống thì hãy cho dung dịch điện giải vàoống tiêm (không có kim) hoặc vào bình và bơm vào bên trong má chó. Dùng 1 đến 2 ml/kg thể trọng mỗi giờ tuỳ vào tình trạng mất nước nhiều hay ít của chó.

Nếu chó đi ngoài phân lỏng có đồng thời xuất hiện tình trạng ói mửa thì không nên bơm, vì việc này sẽ càng kích thích khiến chó ói nhiều hơn. Vì thế lúc này bạn phải cấp nước cho chúng bằng phương pháp truyền dịch.

Đối với chó bị tiêu chảy nhẹ

Không cho chúng ăn trong vòng 24 giờ

Nếu chó bị tiêu chảy, quá trình co bóp thành ruột để đẩy thức ăn theo đường ruột sẽ xảy ra mạnh hơn. Thế nên thức ăn sẽ bị đẩy nhanh hơn qua dạng phân lỏng. Kiêng không cho chó ăn trong vòng 24 giờ sẽ giúp bình thường hóa hoạt động và làm dịu đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm.

Cho chó bị tiêu chảy uống nước sạch

Trong quá trình kiêng ăn, chủ nhân nuôi chó cần cho chúng uống nước sạch, đủ nước để giúp chó hạn chế nguy cơ mất nước. Bạn cũng nên quan sát xem chú chó của mình có uống nước hay không bằng việc nhìn vào bát nước của chúng.

Chó bị tiêu chảy

Cho chó ăn nhạt sau khi giai đoạn kiêng ăn

Sau khi kiêng ăn, chủ nhân hãy cho chó ăn chế độ nhạt, nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa trước. Chế độ ăn nhạt tốt nhất là không có sự hiện diện của chất béo và thịt đỏ.

Bạn cũng có thể nấu cháo trắng loãng với muối, phối hợp thêm thịt gà nhưng không qua tẩm ướp gia vị. Chỉ nên cho chó của bạn ăn phần thịt và bỏ phần da gà. Không uống sữa và các chế phẩm làm từ sữa vì chó có thể không dung nạp được lactose trong các loại sữa của người.

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý tình trạng phân của cún, nếu thấy có dấu hiệu hồi phục bạn có thể tạm yên tâm nhưng nhớ phải tiếp tục công cuộc theo dõi nhé. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn của chó ra 3 đến 5 lần trong một ngày để chúng tiêu hóa lượng thức ăn dễ hơn.

Không để chó của bạn ăn quá nhiều và quá no vì sẽ khiến dạ dày chúng hoạt động mạnh, bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi bữa lên và hạ việc chia nhỏ bữa ăn xuống sau 5 ngày.

Đối với chó bị tiêu chảy nặng

Nếu chú chó của bạn vẫn bị tiêu chảy nặng hơn thì lúc này phải tìm đến thuốc của bác sĩ. Thường thì sẽ cần sử dụng đến các loại thuốc sau:

Chó bị tiêu chảy

+ Truyền Ringer lactat 30 đến 50ml/kgP/ngày hoặc dùng oresol hòa nước cho uống. Truyền chậm tĩnh mạch (35 đến 40 giọt mỗi phút) để giảm triệu chứng tiêu chảy.

+ Cung cấp, bổ sung năng lượng cho chó bằng glucose 5% hay 10% hoặc 30%.

+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột của chó bằng cách cho chúng uống Phospholugel: 1 gói 1 ngày. Dùng Atropin sulfate để giảm co thắt, tiết dịch đường ruột.

+ Tiêm kháng sinh cho chó để hạn chế tình trạng nhiễm trùng nếu chó bị thương bên trong. Tùy vào trường hợp và mức độ mà bạn có thể thụt rửa trực tràng bằng thuốc tím 0,1% ấm.

+ Bổ sung vitamin A, B, C, và D cho chó. Trong trường hợp chó đang yếu, bạn có thể dùng các loại Gel dinh dưỡng cho chó để chúng hấp thu một cách dễ dàng và khỏe mạnh hơn.

Cách chăm sóc chó bị tiêu chảy

Khi chủ nhân phát hiện chó bị tiêu chảy ra phân bất thường thì nên cho chúng nhịn ăn từ 12 cho đến 24 tiếng để quan sát theo dõi. Cung cấp nước sạch và mát cho chó thường xuyên và phải xem xem chúng có uống nước đủ không. Nếu chúng không chịu uống thì bạn có thể đút hoặc bơm cho cún để bù vào lượng nước đã mất.

Nên làm thức ăn dễ tiêu hóa cho chó trước rồi hãy từ từ đưa dần về chế độ ăn ban đầu. Cho chó ăn nhạt hoặc ăn các món như: nước gạo, cơm trắng, khoai tây luộc, sữa chua… để bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh cho đường ruột. Giúp làm săn se niêm mạc ruột của chó bằng thịt gà luộc bỏ da, trứng, pho mát hoặc các loại thảo mộc như thì là.

Không nên tắm cho chó khi chó bị tiêu chảy.

Chó bị tiêu chảy

Tiêm phòng và tẩy giun cho chó bị tiêu chảy

Tiêm phòng cho chó là một trong những cách phòng ngừa bệnh ở chó bị tiêu chảy hiệu quả bật nhất. Chó con có thể bị rất nhiều bệnh truyền nhiễm như parvo, care, viêm dạ dày… một số trong những căn bệnh kể trên sẽ khiến chó bị tử vong. Một khi phát bệnh thì sẽ không có cách nào điều trị được triệt để, chỉ có thể tránh chúng thông qua việc tiêm phòng.

Theo khuyến nghị từ những người chuyên môn, có kinh nghiệm như bác sĩ thú y, lần tiêm phòng đầu tiên cần tiêm liên tục 3 mũi, giữa mỗi mũi cần cách nhau từ 2 cho đến 4 tuần.

Sau khi chó đã được tiêm xong 3 mũi, mỗi năm bạn cần phải tiêm 1 mũi vacxin lại cho chó vì hiệu lực của thuốc chỉ duy trì trong vòng 1 năm. Khi tiêm phòng cho chó con thì chúng bắt buộc phải ở trạng thái khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh hay có trạng thái bất thường.

Khi quyết định mang chó con về nhà bạn cần quan sát chúng trong khoảng 1 tuần, nếu không có hiện tượng khác lạ mới có thể cho chúng đi tiêm vacxin.

Từ lúc bắt đầu mũi tiêm phòng thứ nhất, chó con có lẽ sẽ rơi vào giai đoạn nguy hiểm, lúc này đây bạn không nên tắm cho chúng để tránh việc chúng bị cảm. Khi tiêm mũi thứ 3 xong trước 1 tuần không được dắt chó ra ngoài để tránh bệnh truyền nhiễm.

Chó bị tiêu chảy là vì ký sinh trùng bên trong cơ thể gây ra. Thường thì chó con cũng sẽ giống như trẻ em vì cả hai đều có ký sinh trong cơ thể, chẳng hạn như giun móc, giun tròn. Thế nên bạn cần tẩy giun định kỳ cho chó con, chó dưới 1 tuổi thì phải tẩy giun 2 cho đến 3 tháng một lần, trên độ tuổi này thì tẩy giun nửa năm 1 lần cho chó, lý tưởng nhất là vào mùa xuân và mùa hè.

Chó bị tiêu chảy

Cách phòng ngừa chó bị tiêu chảy

Giữ vệ sinh nơi ở, cho chó ăn chín, uống sạch 

Hãy đảm bảo vệ sinh nơi ở sạch sẽ, luôn lau dọn khu vực vệ sinh và cả chén bát ăn uống của chó. Hệ tiêu hóa lúc này của chó còn rất yếu, vì thế bạn không nên cho các bé ăn đồ sống vì trong đó chứa nhiều ký sinh, vi khuẩn có hại cho sức khỏe của các bé.

Bổ sung men tiêu hóa cho chó

Trường hợp chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể bổ sung thêm men tiêu hóa vào thức ăn để chó giảm triệu chứng tiêu chảy.

Hạt mềm hữu cơ

Sử dụng hạt mềm hữu cơ Origi-7 dễ tiêu hóa, đặc biệt là có trong đấy có sự kết hợp của mật ong, nghệ, dừa và các lợi khuẩn hỗ trợ cho đường ruột của chó luôn khỏe mạnh.

Chó bị tiêu chảy

Giải đáp các câu hỏi khi chó bị tiêu chảy

Chó mấy tuổi thì dễ bị mắc bệnh?

Chó con 10 tháng tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Nếu chủ nhân thấy chúng có bất kỳ biểu hiện nào sau đây thì hãy nghĩ ngay đến các nguyên nhân gây tiêu chảy nguy hiểm ở chó, vì khả năng cao là chúng mắc các bệnh như: Bệnh Care , viêm gan, Bệnh Parvovirus, Lepto, E.coli, Giardia, Salmonella,…cùng các hiện tượng như: phân có mùi thối, tanh máu; phân đen với các sợi nhầy; cảm giác đau nhiều khi rặn; tiêu chảy kết hợp với ói mửa, bỏ ăn, sốt và phờ phạc.

Để quá trình chẩn đoán được chính xác liệu chó bị tiêu chảy có liên quan đến các bệnh nguy hiểm đấy không thì phải làm một số xét nghiệm liên quan cần thiết. Bạn hãy lưu ý kiểm tra tình trạng phân của cún vì ký sinh trùng ở đường ruột thường là tác nhân đầu tiên gây bệnh về đường tiêu hoá.

Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra có thể không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát tiêu chảy, đề phòng chó bị nhiễm trùng kế phát, nên dùng các loại kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y bạn nhé.

Chó bị tiêu chảy

Khi nào cần đưa chó đến thú y?

Khi chủ nhân phát hiện chó nhà bạn đi ngoài bị tiêu chảy liên tục từ 2 đến 3 ngày, kèm mệt mỏi, sốt, và đi phân lẫn máu, tiêu chảy ra phân xanh, tiêu chảy ra phân quá lỏng hay thậm chí là nôn mửa nhiều, bỏ ăn thì bạn hãy mang chó đến cơ sở hoặc phòng khám thú y để kịp thời theo dõi và có được một phác đồ chữa trị sớm nhất.

Khi đã đưa chó đến bác sĩ thú y thì bạn hãy mang theo một mẫu phân tươi, việc này sẽ giúp cho bác sĩ xét nghiệm phết phân và xét nghiệm nổi phân để xác định bệnh tình của chó.

Có nên tắm cho chó bị tiêu chảy không?

Khi chó của bạn bị tiêu chảy, lúc này sức đề kháng của các “ẻm” thường rất rất yếu, bị mất nước và bị ảnh hưởng nhiều. Thế nên khoảng thời gian này bạn không nên tắm cho chó vì có thể bạn sẽ vô tình khiến bệnh trạng của thú nuôi của mình càng trở nên nghiêm trọng hơn, dễ khiến chó bị cảm.

Vì thế, nếu trong trường hợp này bạn muốn vệ sinh sạch sẽ cho chó cưng của mình thì cách tốt nhất là bạn chỉ nên tắm cho chúng bằng bột khô, hoặc dùng khăn, thảm ấm lau sơ qua cơ thể cho chúng và nhớ là cần ủ ấm cho bé ngay sau khi lau xong. Bạn cũng cần phải thao tác nhanh chóng để chó của mình không bị nhiễm lạnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin và kiến thức về nguyên nhân và cách chữa trị chó bị tiêu chảy mà AmPet muốn gửi đến bạn đọc. Chó là loài vật trung thành và là người bạn thân thiết của con người, chúng có thể vì chủ của mình mà làm tất cả, thế nên khi chó bị bất kỳ loại bệnh nào, nhất là tiêu chảy thì hãy quan tâm, chăm sóc, và đưa chúng gặp bác sĩ thú y nếu cần thiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.