Chlamydia là một bệnh về đường hô hấp ở mèo. Bệnh này không còn quá xa lạ gì với những người yêu thú cưng, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về tình trạng mèo bị Chlamydia từ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!
Tìm hiểu về bệnh Chlamydia ở mèo
Chlamydia là một bệnh do những vi khuẩn Chlamydia Felis gây nên. Những loại vi khuẩn này sẽ sinh sống trên phần màng nhầy ở trong hệ hô hấp của mèo, hệ tiêu hóa và cả bộ phận sinh dục của bé.
Loại vi khuẩn này có đặc điểm đó là chúng không thể sống trong môi trường tự nhiên bên ngoài được. Chúng chỉ có thể tồn tại ở mắt, đường tiêu hóa, hệ hô hấp, niêm mạc sinh dục của mèo. Chúng có khả năng gây ra nhiễm trùng trên nhiều vật chủ.
Chúng sẽ lây lan trực tiếp giữa những vật chủ khác nhau với nhau qua đường tiếp xúc hoặc đường không khí, có thể tồn tại được dưới nhiệt độ phòng. Chlamydia có xu hướng gây ra cho mèo bệnh mãn tính, bị tái phát nhiều lần hoặc nguy cơ tiềm ẩn bị nhiễm trùng.
Thông thường, loại vi khuẩn này gây ra bệnh viêm màng nhầy ở mắt, gây ra những triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi nhiều ở mèo. Do đó, khi mắc Chlamydia, bạn có thể bị nhầm tưởng rằng bé mèo nhà mình đang bị đau mắt. Bệnh này khó điều trị hơn những bệnh về đường hô hấp thông thường vì tình trạng của bệnh lý sẽ khác nhau.
Nguyên nhân làm cho mèo bị Chlamydia
- Bệnh Chlamydia ở mèo gây ra bởi những loại vi sinh vật nội bào mang tên Chlamydia. Các nhà khoa học cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể phân biệt được một cách chính xác đây là một loại virus hay vi khuẩn.
- Loại vi khuẩn này ở mèo không tồn tại được lâu ở ngoài tế bào vật chủ. Do đó, mèo bị nhiễm trùng thường do nguyên nhân mèo tiếp xúc trực tiếp hay mèo gần gũi với một con vật khác đang mắc bệnh.
- Mèo ở độ tuổi 5 – 12 có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh Chlamydia. Đặc biệt, nếu mèo mẹ đang nhiễm bệnh Chlamydia thì khi sinh ra, mèo con sẽ có tế bào vi khuẩn trong cơ quan sinh dục.
- Nguyên nhân khác của bệnh có thể do mèo ra ngoài, tiếp xúc với những con mèo lạ hay những động vật đang trú ẩn, những vườn cá có nguy cơ nhiễm trùng vô cùng cao.
- Mèo thuần chủng ở Việt Nam ít có nguy cơ mắc Chlamydia. Tuy nhiên, nếu như chủ của mèo vuốt ve một chú mèo khác có bệnh, sau đó ôm mèo cưng của mình thì bé sẽ bị lây bệnh gián tiếp.
Những triệu chứng thường gặp khi mèo bị Chlamydia
- Triệu chứng phổ biến của bệnh đó là mèo bị viêm kết mạc cấp tính hay mãn tính, bệnh này có nguy cơ tái phát cao. Đôi khi mèo sẽ có thêm những dấu hiệu khác của bệnh về hô hấp.
- Những dấu hiệu lâm sàng có thể kể đến như viêm tròng trắng mắt, sung huyết giác mạc, blepharospasm, chảy máu mắt, chảy mủ ở mắt.
- Mèo bị sưng đỏ phần màng nhầy ở mắt.
- Mèo có gỉ mắt, thường xuyên khó thở.
- Ghèn chảy ra từ mắt của mèo, đầu tiên có thể chảy nước, sau đó sẽ là dịch màu vàng và xanh.
- Nếu như tình trạng mèo bị nặng hơn, mèo có thể bị chảy nước mũi và hắt xì hơi
- Mèo bị sốt, chán ăn, thường xảy ra ở mèo con, còn mèo trưởng thành thì vẫn như cũ.
- Mèo sẽ mắc những triệu chứng viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời.
Cách điều trị hiệu quả khi mèo bị Chlamydia
Để điều trị bệnh một cách tối ưu nhất, bạn cần phải đưa bé đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh cụ thể. Bệnh này có khả năng chữa khỏi, nhưng nó có xác suất tái phát rất cao. Vi khuẩn Chlamydia luôn liên tục xuất hiện ở bên trong của cơ thể.
Bệnh này tuy không nguy hiểm như những hệ vi sinh vật thứ cấp nhưng nó có khả năng nhân mạnh mẽ, làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường trong cơ thể. Khi đó, chúng sẽ làm tình trạng sức khỏe của mèo bị xấu đi. Bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt cho các bé để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Bệnh Chlamydia được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh. Thuốc có 2 dạng đó là dạng tiêm và dạng mỡ. Bạn cần thực hiện cho mèo dùng thuốc theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy dấu hiệu bệnh của mèo cải thiện, bạn vẫn phải cho mèo uống thuốc như chỉ định đến khi hết liều, kéo dài trong khoảng thời gian 2 tuần.
Nếu như mèo bị Chlamydia ở giai đoạn mãn tính, thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Bạn không được tự ý ngừng điều trị nếu chưa được bác sĩ cho phép.
Cách phòng tránh tình trạng mèo bị Chlamydia
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để cho mèo phòng được bệnh Chlamydia, bạn nên cho bé đến tiêm vacxin định kì. Đồng thời bạn nên cho bé tránh tiếp xúc với những con mèo bị bệnh hoặc đang nghi ngờ bị mắc bệnh.
Tất cả vật nuôi trong nhà bạn đều nên được tiêm phòng vacxin đầy đủ, định kì hàng năm để phòng bệnh hiệu quả. Đồng thời việc tiêm vacxin cũng nâng cao sức đề kháng cho bé mèo, chống chọi được với bệnh tật, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm, tỉ lệ tử vong khá cao.
Ngoài ra, đối với mèo đã bị nhiễm Chlamydia và khỏi bệnh, bạn cũng nên cho bé đến bác sĩ để kiểm tra định kì xem mèo có tái phát bệnh hay không.
Cách chăm sóc khi mèo bị Chlamydia
- Bạn nên cho mèo ở trong nhà khi điều trị bệnh, tránh cho chúng tiếp xúc với những động vật khác để hạn chế khả năng lây bệnh.
- Làm sạch sẽ nơi sinh sống của mèo, trước khi ôm mèo nên rửa tay để tránh lây nhiễm chéo.
- Bạn nên cho bé mèo nhà mình dùng thuốc tăng cường vitamin, nâng cao hệ miễn dịch.
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline, bạn cần lưu ý trong những chế phẩm này có chứa canxi, sắt, magie nên cho vào trước 2 giờ hay sau khi uống kháng sinh.
- Đưa mèo thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
- Khi mèo bị chảy dịch ra từ mắt, bạn hãy dùng thuốc nhỏ mắt cùng với Tetracycline theo đúng quy định. Bạn có thể vệ sinh mắt của mèo bằng thuốc sắc hoa cúc.
- Bạn nên tuyệt đối tuân theo những chỉ định từ bác sĩ trong mọi trường hợp. Kể cả khi mèo đã cải thiện bệnh rõ rệt, bạn cũng phải cho bé điều trị và sử dụng thuốc đúng liều như bác sĩ đã kê đơn.
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khi mèo bị Chlamydia. Chắc hẳn bạn đã nắm được những kiến thức về bệnh phải không nào! Để biết thêm những thông tin về thú cưng thú vị khác, bạn đọc hãy theo dõi website của chúng tôi nhé!