Mèo bị ốm: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả tại nhà

Mèo bị ốm

Khi nuôi thú cưng, chắc hẳn bạn sẽ phải trải qua những lúc mà bé mèo nhà mình bị ốm. Vậy những nguyên nhân, dấu hiệu mèo bị ốm như thế nào? Cách điều trị và chăm sóc khi mèo bị ốm ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhé!

Những triệu chứng báo hiệu mèo bị ốm

Mèo bị ốm sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn có thể quan sát để nhận ra được những dấu hiệu này. Nếu phát hiện càng sớm thì bạn sẽ càng điều trị dễ hơn, nhanh hơn, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé mèo.

Mèo bị ủ rũ, mệt mỏi

Mèo nhà bạn sẽ khác thường, thay đổi trạng thái hoàn toàn. Bé sẽ ít chơi đùa, lười vận động hơn mọi ngày, chỉ nằm ủ rũ một góc và luôn tỏ ra mệt mỏi. Bạn hãy chú ý dấu hiệu cơ bản này để phát hiện bệnh sớm nhé!

Bỏ ăn, ăn ít

Mèo có những biểu hiện của việc kén ăn, biếng ăn. Dù cho nguyên nhân mèo bị ốm là gì thì khi bỏ ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé, người bị thiếu dinh dưỡng. Đây được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Mèo bị nôn

Mèo sau khi ăn xong có thể bị nôn ra toàn thức ăn, hoặc cũng có thể nôn ra cả máu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bé bị nhiễm kí sinh trùng, giun sán, bọ chét, bị ngộ độc, ăn phải bả,… Trong trường hợp này, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Mèo bị sút cân và gầy đi

Cơ thể mèo bị mất cân bằng calo, dẫn đến kết quả là bé bị sụt cân nhanh. Cơ thể của chúng sử dụng và tiêu hóa dinh dưỡng nhanh hơn quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Nếu như mèo bị giảm đến 10% tổng trọng lượng cơ thể thì khả năng cao là các bé bị ốm, thậm chí còn báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Mèo bị sốt

Cơ thể mèo có nhiệt độ cao bất bình thường. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể mèo khi có mầm bệnh xâm nhập. Nhiệt độ thông thường của mèo là 38 – 38.5 độ C, nếu nhiệt độ của mèo lên đến hơn 39 độ thì là cao bất thường, bạn cần đưa bé đến bác sĩ.

Mèo bị ốm

Mắt mèo có những biểu hiện bất thường

Mèo xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt như niêm mạc bị sưng đỏ, nhiều ghèn mắt, mắt có nhiều vết xước,… Trong tình huống này, khả năng mèo đang mắc bệnh lí nền, bạn không nên điều trị tại nhà mà phải đem đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mèo bị tiêu chảy

Bạn quan sát nếu thấy phần phân của mèo có lẫn máu hay phân lỏng thì khả năng cao bé mèo nhà bạn đang có vấn đề về đường tiêu hóa. Mèo khi mắc tiêu chảy sẽ bị ốm trong thời gian dài. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lí nặng như nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus, vi khuẩn, virus trong đường tiêu hóa.

Cách điều trị khi mèo bị ốm

Khi mèo bị ốm, điều đầu tiên cần làm đó là cho các bé được nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn nên cho bé ăn theo chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bé mèo ốm không thể ăn được những loại thức ăn cứng, bạn nên cho chúng ăn thức ăn có dạng lỏng và mềm, chứa đựng hàm lượng calo cao như cháo, pate,…

Mèo bị ốm

Từ đó mèo sẽ nhanh hấp thụ được chất dinh dưỡng, mau khỏe hơn. Nếu cho mèo ăn thức ăn khô, bạn nên làm mềm những loại thức ăn này trước nhé! Thêm vào đó, bạn tuyệt đối không được cho mèo uống sữa khi mèo bị ốm.

Trong sữa bò hay sữa đặc có chứa chất Lactose, khiến cho tình trạng bệnh của mèo trở nên trầm trọng hơn. Mèo khi uống sữa có khả năng cao bị nôn mửa, tiêu chảy nặng.

Bạn có thể giảm lượng thức ăn cho mèo khi bé đang ốm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất, nên chia nhỏ thành từng bữa ăn mỗi ngày. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn khoa học cho mèo.

Khi phát hiện ra bệnh, bạn nên đưa bé mèo nhà mình đến thăm khám bác sĩ thú y để được kê đơn sớm nhất. Bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra, cho bé uống đầy đủ thuốc, đúng liều lượng, tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc không có trong đơn kê.

Cách chăm sóc khi mèo bị ốm

Mèo bị ốm

Sau khi nhận ra được những triệu chứng báo hiệu mèo bị ốm, bạn nên chăm sóc các bé thật kỹ lưỡng kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Bạn cần xem lại phân bổ chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cho mèo bị ốm. Những ngày bị ốm, mèo ăn ít đi, do đó bạn cần cho chúng ăn dù ít nhưng phải đủ chất. Sau đó, những bữa sau, bạn tăng dần khẩu phần ăn cho bé.
  • Cho bé mèo ở trong không gian sống sạch sẽ, thoáng mát nhưng phải ấm, tránh gió lạnh từ bên ngoài dễ gây ra cảm lạnh, mệt mỏi.
  • Nếu mèo bị ốm liên tục, triền miên kéo dài trong vòng hơn 2 ngày thì bạn nên đưa bé đi bác sĩ để thăm khám ngay.

Cách phòng tránh mèo bị ốm tối ưu nhất

Phòng bệnh vẫn luôn hơn chữa bệnh. Bạn nên có những biện pháp phòng tránh để mèo nhà mình luôn giữ được sức khỏe tốt nhất.

Cho mèo ăn khoa học, lành mạnh

Bạn nên xây dựng cho mèo một chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng để bé luôn đảm bảo có được sức khỏe tốt. Điều này sẽ góp phần tránh được các bệnh như béo phì và các bệnh khác. Trong thức ăn của mèo nên có chứa nhiều protein, vitamin và ít lượng Carbonhydrate.

Tẩy giun cho bé mèo

Bạn cần tẩy giun định kỳ cho bé mèo nhà mình để ngăn ngừa tình trạng kí sinh trùng trong đường ruột, mèo bị bọ chét kí sinh hay các loại vi khuẩn khác làm cho mèo bị ốm bệnh. Bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh mèo luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh.

Xây dựng cho bé mèo một không gian sống thoáng đãng, thoải mái

Bạn nên bố trí chỗ ở của mèo và nơi vệ sinh của chúng cách xa nhau. Bạn cũng cần thường xuyên thay và rửa khay vệ sinh cho mèo để không bị tích tụ vi khuẩn. Bạn cũng nên cho bé đồ chơi, cát sạch để bé vui chơi, giảm căng thẳng.

Mèo bị ốm

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe mèo

Bạn nên cho mèo đi khám bệnh định kì để được chẩn đoán bệnh, đánh giá sức khỏe một cách chi tiết nhất, kịp thời nhất. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, nếu phát hiện ra được những dấu hiệu bệnh từ sớm thì bạn sẽ đỡ được nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé. Mỗi năm, bạn nên đưa bé đi khám tổng quát ít nhất một lần.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi mèo bị ốm. Để theo dõi thêm những thông tin hữu ích khác về thú cưng, bạn hãy đón đọc trên website của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.