Hướng dẫn cách nuôi chó husky từ A-Z cho người mới bắt đầu

Cách Chăm Sóc Chó Husky - AZPET

Cái tên Husky đã không còn xa lạ gì với những tín đồ nghiện chó, và chúng cũng là một trong những loại thú cưng được nuôi nhiều nhất ở nước Việt Nam ta do vẻ ngoài “điển trai” của mình. Tuy nhiên, việc nuôi chó Husky lại không hề dễ dàng một chút nào. Vì thế, hôm nay AmPet sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về cách nuôi chó Husky sao cho hiệu quả nhé!

Tổng quan về chó Husky

Nguồn gốc của giống chó Husky

Theo tài liệu viết rằng: Chó Husky có nguồn gốc từ một trong những nơi lạnh giá nhất Thế Giới – vùng Đông Bắc Siberia nước Nga. Những chàng Husky đầu tiên được phối giống bởi người Chukchi với mục đích là tạo ra một giống chó siêu việt có khả năng kéo xe hàng trong điều kiện khắc nghiệt như mưa tuyết.

Tại thời điểm năm 1908, giống chó Husky bắt đầu xuất hiện dần tại vùng Alaska – một tiểu bang của nước Mỹ và sau đó nhanh chóng trở thành loài chó kéo xe được yêu thích nhất tại đấy. Sánh vai cùng những chú Alaska Malamute bản địa, Husky đã trở thành phương tiện vận chuyển chính trong những cuộc đào vàng tại vùng đất Alaska.

Vào năm 1930, Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ (AKC) đã công nhận Husy với tên là “Husky Bắc Cực”. Mãi cho đến năm 1991, loài cảnh khuyển này mới được đổi tên chính thức thành Husky Sibir với ý nghĩa là giống chó này có nguồn gốc từ vùng Siberia (nước Nga).

Tên gọi đấy đã gắn liền với chàng ngáo Husky cho đến hiện tại. Ngoài ra, chúng còn có tên gọi khác là Husky Wooly (hoặc Wooly Husky) ý để thể hiện những dòng Husky có xác xuất đã từng lai tạo qua với chó Alaska.

Ngày nay, vì công việc như kéo xe đã không còn phổ biến nên người ta chủ yếu huấn luyện và nuôi chó Husky như thú cưng trong nhà. Thêm vào đó, chúng luôn luôn đứng Top những loài cảnh khuyển được ưa chuộng nhất trên Thế Giới, tất nhiên trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Chó Husky - Đặc điểm, kinh nghiệm chăm sóc và giá bán | Chợ Tốt

Ngoại hình của chó Husky

Chiều cao và cân nặng của Husky

Vẻ ngoài của Husky và Alaska tương đối giống nhau nên có lẽ những người muốn nuôi chó Husky sẽ tốn khá nhiều thời gian trong việc phân biệt chúng. Nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ và quyết tâm nuôi chó Husky thì sẽ nhận ra, Husky có thân hình bé hơn nhiều so với dòng Alaska. Chiều cao trung bình của Husky chỉ rơi vào khoảng tầm 53 – 55 cm và trọng lượng từ 20 – 25 kg (những chú Husky đực thường sẽ có thân hình “nhỉnh” hơn một chút so với những bạn Husky cái).

Lông của giống chó Husky

Khi nuôi chó Husky bạn sẽ nhận ra lông của Husky khá dài và dày do chúng có nguồn gốc từ xứ lạnh. Bộ lông Husky thường có 2 lớp:

  • Lớp phía trong mềm, ngắn, dày và bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng giữ nhiệt cho chó Husky.
  • Lớp lông bên ngoài thì cứng hơn, dài hơn và đặc biệt là không thấm nước.

Chủ nhân nuôi chó Husky nên lưu ý là giống loài này thường rụng lông 2 lần/năm.

Bộ lông của Husky thường có 2 màu khác biệt. Trong đó, màu lông phổ biến nhất của Husky là trắng–đen, sau đó đến xám–trắng, nâu đỏ–trắng và cuối cùng là hồng phấn–trắng. Đặc biệt ít khi gặp nhất là những bé Ngáo sở hữu bộ lông màu trắng tuyền và màu “Agouti”. Thêm một điểm nhấn là phần mặt và 4 chân của chó Husky luôn có lớp lông màu trắng. Đây cũng là đặc điểm quan trọng để trong bạn nhận biết giữa Husky thuần chủng và lai tạp khi nuôi chó Husky.

Chó Husky – Tiểu ngáo đang lăm le xâm chiếm thế giới - Yêu Thú Cưng

Mũi của chó Husky

Mũi của Husky có màu không cố định. hầu hết cún sẽ có màu mũi đi kèm với màu lông. Cụ thể, “màu lông–màu mũi” của Husky như sau: Lông đen – mũi nâu, lông nâu đỏ – mũi đỏ thẫm, lông xám – mũi đen, lông trắng tuyền – mũi xám nhạt.

Mũi của Husky cũng đặc biệt hơn so với các giống cảnh khuyển khác là vì chúng có thể đổi màu theo thời gian. Về mùa hạ thì mũi của giống chó đại ngáo có màu như lúc đầu. Nhưng khi mùa đông đến, trời lạnh dần thì mũi của Husky có xu hướng chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu nâu.

Lúc nào mũi của Husky cũng sẽ hơi ươn ướt một chút.

Mắt của chó Husky

Tương tự như Alaska, đôi mắt của Husky hơi xếch ngược lên trên và có hình quả hạnh nhân. Do tổ tiên là loài chó sói bản địa nên đôi mắt của những bé Husky này thường ánh lên nét lạnh lùng, hoang dã, đôi khi có phần hơi đáng sợ.

Ngoài ra, Husky còn gây ấn tượng với những người thích nuôi chó Husky bởi màu mắt như: Màu xanh dương, màu hổ phách, màu xanh lục,… Đặc biệt, có những em Husky có khả năng sở hữu đến 2 màu mắt như: Một bên màu nâu và một bên màu xanh. Những chú Husky có hai màu mắt này cực kỳ hiếm, thường được nhiều người quan tâm và săn lùng nuôi chó Husky loại này hơn cả.

Đuôi của chó Husky

Nhìn bằng mắt thường, người nuôi chó Husky có thể thấy là đuôi của chúng khá lớn so với tổng cơ thể nhưng thực ra không phải như vậy. Chủ yếu đuôi của chúng to là do có lớp lông xù, dài và rậm rạp bao phủ bên ngoài. Phần chóp đuôi có lông đốm màu trắng trông như một cục bông gòn nhỏ xinh.

Điều ấn tượng là đuôi của giống cảnh khuyển đến từ xứ lạnh này luôn trong trạng thái rủ xuống bất kể đứng yên hay lúc di chuyển. Khi Husky vẫy đuôi thì sẽ hơi cong nhẹ một xíu nhưng không bao giờ qua tầm lưng. Bạn nên lưu ý đặc điểm này nếu như bạn muốn nuôi chó Husky thuần chủng nhé.

Đặc điểm của chó husky và những lưu ý khi nuôi những chú chó husky - Hệ thống quản trị doanh nghiệp

Tai chó Husky

Tai của Husky lớn vừa phải, cân xứng so với khuôn mặt. Phần tai có hình tam giác và lúc nào cũng hướng về phía trước. Lông tai cún ngắn, khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy mềm, mượt và mịn màng như nhung.

Tính cách chó Husky

Husky thông minh và trung thành

Người nuôi chó Husky nhận định chúng là giống cảnh khuyển thông minh (đứng vị trí thứ 45 trong danh sách những giống chó thông minh nhất Thế Giới). Husky nhanh nhẹn và vâng lời nên chuyện huấn luyện và nuôi chó Husky khá dễ dàng.

Cũng giống như Alaska, Husky có tập tính sống bầy đàn. Nếu bạn nuôi chó Husky ngay từ nhỏ, chúng sẽ xem bạn là “đại ca” đầu đàn, tuyệt đối trung thành và tuân theo chỉ lệnh của bạn đấy.

Husky sống tình cảm và rất đáng yêu

Những cậu chàng “hậu duệ loài sói” này sống khá tình cảm. Chúng đặc biệt yêu mến những thành viên trong gia đình, kể cả những em bé nhỏ. Husky cũng không thường gây hấn với các vật nuôi khác trong gia đình. Chúng chỉ đáp trả nếu bị những thú nuôi đó cướp thức ăn, chiếm lãnh thổ và đe dọa chúng.

Những em bé đáng yêu này được mọi người nuôi chó Husky yêu quý và đặt cho biệt danh…Ngáo. Bởi chúng có thể lột tả được hết tất cả cảm xúc từ vui, buồn, giận hờn, hay nịnh nọt… Bạn có thể nhìn thấy chú ta cười mỗi lúc chúng vui hay khi thích thú việc gì đó khi nuôi chó Husky. Đây là điều độc nhất vô nhị không phải giống chó cảnh nào cũng có.

Chó Husky Sibir - Thánh ngáo ngơ được nhà nhà yêu thích

Ngoài ra, Husky hay có khuynh hướng tìm cách trốn và đi lang thang một mình. Husky được mệnh danh là “bậc thầy đào tẩu” vì chúng có khả năng đào hầm, nhảy vượt rào và cả cắn nát đồ vật số một. Nếu khi nuôi chó Husky bạn không xem chừng cẩn thận, Husky có thể bỏ nhà ra đi bất cứ lúc nào. Nhất là khi chúng đến tuổi dậy thì xu hướng bỏ nhà đi tìm bạn tình sẽ càng cao hơn.

Cách nuôi chó Husky khỏe mạnh

Để nuôi chó Husky được khỏe mạnh và được phát triển toàn diện nhất, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây.

Chú ý về thức ăn của chó Husky

Theo AmPetthức ăn cho chó Husky bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm sau:

  • Các loại thịt: Thịt là chất dinh dưỡng cần thiết giúp Husky phát triển thể chất vì có chứa rất nhiều protein. Nếu điều kiện dư giả, bạn có thể nuôi chó Husky và cho ăn thịt bò vì thịt bò có dòi dào protein mà lại ít mỡ. Ngoài ra, thịt gà cũng là một lựa chọn tốt, với thịt heo, chủ nuôi chó Husky nên nhớ chỉ cho chúng ăn phần thịt nạc.
  • Rau củ quả các loại: Trong rau, củ, quả thì cà rốt là lựa chọn tốt nhất vì chúng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa của Husky. Thêm vào đó, khi nuôi chó Husky bạn cũng có thể bổ sung thêm cho bé những loại rau khác như: Rau cải mầm xanh, rau xà lách, rau chân vịt,… Tất cả chúng đều tốt cho hệ tiêu hóa, giảm rụng lông và tăng cường sức đề kháng của Husky.
  • Thức ăn hạt: Những cậu chàng Husky ngoại nhập phần lớn đều sử dụng thức ăn dạng viên khô. Do ở nước ngoài người nuôi chó Husky ít khi cho chúng ăn thực phẩm tươi chưa qua chế biến như ở Việt Nam. Chủ nhân nuôi chó Husky nên lựa chọn những sản phẩm trên thị trường mà thành phần có chứa đầy đủ các chất.

Chó Husky ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho chúng?

Chú ý chế độ tập luyện của Husky

Dù chủ nuôi chó Husky có bận rộn đến đâu, AmPet cũng khuyên bạn nên dành từ 25 – 30 phút mỗi ngày để cho Husky vận động. Việc này giúp khuyển cưng của bạn giải phóng năng lượng tích tụ và tránh việc chúng nghịch phá lung tung trong nhà. Bạn có thể thử áp dụng một số bài tập sau đây:

  • Chủ nhân nuôi chó Husky cho chúng đi dạo mỗi ngày.
  • Cho cún cưng chạy bền khoảng 5 – 6 km bằng cách chạy theo xe của bạn.
  • Buộc dây kéo vào xe hay lốp oto để cho chúng kéo. Husky là loài chó kéo xe, vì thế chúng rất hưởng thụ các bài tập nặng.
  • Nếu xung quanh nhà người nuôi chó Husky có sông, hồ hay bể bơi thì có thể cho chúng đi bơi. Đây là phương pháp luyện tập khá tốt.

Vào những ngày có nhiệt độ cao, chủ nuôi chó Husky cần chú ý không được đưa chúng ra ngoài vào ban trưa. Bạn có thể cho chúng thực hiện các bài tập chạy bền hay đi dạo vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn – lúc nhiệt độ trong ngày ở mức thấp nhất.

Sau mỗi lần luyện tập thì người nuôi chó Husky nên bổ sung đầy đủ nước uống cho Husky. Thời điểm luyện tập quan trọng nhất là khi Husky trên 6 tháng tuổi – đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ nhất. Bạn có thể tăng các bài tập phát triển cơ bắp cho chúng.

Tương tự Alaska, Husky cũng không hứng thú và không có khả năng chơi các trò như ném–nhặt đồ vật hay đánh hơi tìm đồ thất lạc như những giống chó cảnh khác. Nếu muốn nuôi chó Husky được vui vẻ bạn nên loại ngay các bài tập đấy ra khỏi danh sách tập luyện của chúng.

Huấn Luyện Chó Husky Đúng Cách - AZPET

Chú ý cách tắm và chăm sóc lông cho Husky

Trong quá trình nuôi chó Husky, bạn nên tắm cho chúng 1-2 lần/tháng. Nếu tắm quá nhiều sẽ khiến da Husky bị khô, từ đó lông có thể sẽ trở nên xơ xác. Khi tắm, bạn có thể dùng các sản phẩm sữa tắm chuyên dụng cho chó để lông các bé Husky luôn mượt mà và óng ả.

Bạn phải sấy khô lông cho Husky ngay khi tắm rửa cho chó Husky xong. Hoặc khi tiết trời ẩm ướt, mưa giông kéo dài, lông chó dày và khó thoát hơi nước, bạn cũng phải lưu ý đến việc sấy khô lông cho chúng. Tránh để lông trong tình trạng ẩm ướt quá lâu vì chó Husky có thể bị cảm lạnh.

Chủ nuôi chó Husky cũng nên thường xuyên cắt tỉa lông cho cún để chúng có bộ lông đẹp và gọn gàng. Việc cắt tỉa lông không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn ngăn chặn được sự phát triển của những loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể tự cắt tỉa lông cho cún tại nhà hoặc đưa chúng đến các cơ sở chăm sóc thú cưng, họ sẽ cho Boss nhà bạn một diện mạo hoàn toàn mới.

Một số lưu ý về phương pháp nuôi chó Husky ở Việt Nam

Vì Husky là loài chó tuyết có nguồn gốc từ vùng đất giá lạnh nên chúng quen sống với khí hậu băng tuyết, khắc nghiệt nhiều hơn. Khi nuôi chó Husky ở Việt Nam, môi trường sống thay đổi làm chúng hay mắc những bệnh nhiệt đới như: Cảm, sốt,Do đó, điều trước tiên khi nuôi dưỡng một em Husky là bạn phải dành cho chúng một chỗ ở thoáng đãng, mát mẻ nhất có thể.

Đồng thời, không gian riêng của chó Husky phải luôn sạch sẽ. Ở những ngày nhiệt độ cao bạn có thể cho chúng nằm quạt để hạ nhiệt độ xuống. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn những loại thức ăn làm mát cho cơ thể nhằm giải độc và thanh lọc.

Huấn luyện chó Husky một cách đơn giản

Các loại bệnh Husky thường mắc phải

Bệnh tiêu hóa

Có lẽ do Husky không được nuôi đúng cách hoặc do chế độ dinh dưỡng không thích hợp: Cho ăn quá no hoặc quá đói, cho ăn thức ăn mốc hỏng, ôi thiu, hết hạn sử dụng,…Tất cả những nguyên nhân này đều gây ra bệnh tiêu hóa cho Husky.

Bạn nên bổ sung đủ chế độ ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh cho cún: Ăn đúng giờ, lượng thức ăn vừa đủ, không thừa không thiếu. Lưu ý, thức ăn cho Husky phải được nấu chín, không cho chúng ăn đồ lên men, đồ đông lạnh hay hết hạn sử dụng. Rửa sạch khay đựng thức ăn, nước uống sau mỗi bữa ăn.

Bệnh cảm cúm

Do tiết trời thay đổi đột ngột hoặc do bạn chưa biết cách tắm khiến nước lạnh ngấm vào cơ thể của Husky. Hãy cố giữ cho nhiệt độ quanh Husky luôn được mát mẻ. Nếu chúng đã từng bị cảm rồi thì bạn càng phải chú ý nhiều hơn, tránh không cho bệnh trở lại thì sẽ càng nặng. Người nuôi chó Husky nên tìm hiểu về các triệu chứng và cách nhận biết bệnh tình để có thể kịp thời chữa trị.

Bệnh dại

Đây là căn bệnh do virus dại (Rabies virus) gây nên. Đây chính là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn cần tiêm phòng dại định kỳ khoảng 1 năm/lần cho Husky để chúng không bị mắc phải.

Các điều cần biết trước khi muốn nuôi chó Husky

Husky thuần chủng rất đắt tiền

Một bé Husky con thuần chủng, nguồn gốc bố mẹ tốt, sức khoẻ tốt, ngoại hình đẹp thì bạn phải trả chi phí khá cao cho mỗi em. Trung bình từ 12 – 45 triệu một bé.

Husky không phù hợp để giữ nhà

Mặc dù chó Husky có vẻ ngoài “ngầu lòi” với ngoại hình khỏe khoắn cùng gương mặt lai sói khá đáng sợ nhưng trong thực tế những chàng ngáo này lại cực kỳ thích người lạ và có thể thân thiết trong phút chốc với bất kỳ ai. Do đó, đừng nên nuôi chó Husky nếu bạn đang cần bé để trông nhà nhé vì khả năng phát hiện trộm và bảo vệ chủ của chó Husky gần như là…0.

Husky - loài chó “ngáo ngơ” nhất quả đất!

Husky bướng bỉnh, cứng đầu, thích kiểm soát

Husky là giống chó chăn gia súc và sống theo nguyên tắc bầy đàn. Mọi thành viên đều phải tuân theo con quyền lực nhất. Do vậy khi nuôi chó Husky, bạn nên lập vị trí đầu đàn với chúng ngay từ lúc nhỏ, điều đó sẽ giúp bạn nuôi dạy chó Husky toải mái hơn, chúng sẽ không phớt lờ mọi mệnh lệnh của bạn.

Chó Husky có bản tính tự nhiên là săn mồi, chúng luôn đặt mọi thứ xung quanh là mục tiêu săn bắt của mình dù cho là động vật nhỏ hơn như chó con, mèo, trẻ con, hay gót chân của chủ…Chính vì thế, Husky rất hay đuổi theo bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy, vì thế bạn tuyệt đối không được dắt chó Husky ra ngoài mà không có xích.

Husky không sủa mà chỉ…hú, tru

Thực tế, chó Husky không hay sủa nhưng chúng lại thường xuyên tru hú với bất kỳ lý do gì. Đó có thể là lo lắng, buồn chán, phát hiện ra cái gì đó hoặc đơn giản là thu hút sự chú ý của chủ nhân. Chính vì vậy, khi nuôi chó Husky bạn sẽ phải làm quen với các âm thanh bất chợt lúc đêm khuya, hay tiếng càm ràm của hàng xóm khi chú chó ngáo này gây náo loạn mỗi khi bạn đi vắng.

Vậy là AmPet đã chia sẻ hết đến bạn đọc về thông tin của giống cảnh khuyển Husky rồi. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có những hiểu biết căn bản về Husky và cách chăm sóc cho bé Boss của mình luôn được khỏe mạnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.