Chó Mông Cộc là một trong “Tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam và cũng là loài được ưa chuộng nhất tại nước ta. Vậy giống chó này có gì mà khiến nhiều người say đắm và muốn chăm sóc đến vậy? Và liệu nuôi chó Mông Cộc có dễ không? Hãy cùng AmPet tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!
Nguồn gốc giống chó Mông Cộc
Nguồn gốc xuất xứ của loài chó Mông Cộc này là kết quả của sự lai tạo giữa chó rừng và chó bản địa. Chúng có mặt rải rác tại Lào Cai, Hà Giang – những địa điểm có con người sinh sống. Bản tính hoang dã của giống chó Mông Cộc xuất phát từ việc chúng là hậu duệ của loài sói rừng, đồng thời ảnh hưởng của núi rừng Tây Bắc hoang vu đã tác động một phần làm nên bản tính ấy.
Cho tới nay, không tìm thấy tài liệu cụ thể nào ghi chép được thời điểm bắt đầu của chó Mông Cộc, chỉ biết chúng là giống chó cổ, có thể xuất hiện cùng thời điểm với người H’Mông.
Loài Mông Cộc này đã được người H’Mông thuần hóa khi họ đến vùng đất này để khai hoang lập địa. Người H’Mông rất coi trọng Mông Cộc và xem chúng như một quốc bảo trân quý, là biểu tượng đầy tự hào của họ.
Đặc điểm nhận dạng của giống chó này là cái đuôi cụt của chúng, giống như loài mèo cộc đuôi của Nhật Bản. Đuôi chúng ngắn đến mức người ta phải thốt lên là có cũng như không. Do sở hữu chiếc đuôi cộc độc lạ này mà chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau như chó chó H’mong cộc đuôi, H Mông cộc, chó Mông, chó không đuôi, chó cộc đuôi.
Người Mông nuôi chó Mông Cộc để chúng giữ nhà. Thêm vào đó chúng cũng rất giỏi trong việc đi săn vì mang trong mình dòng máu của loài sói. Ngoài ra, loài cộc đuôi này cũng được lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam huấn luyện trở thành chó nghiệp vụ để tham gia vào việc canh giữ biên giới nước nhà và phòng chống tệ nạn tội phạm xuyên quốc gia.
Đặc điểm của chó Mông Cộc
Đặc điểm ngoại hình
Kích thước
Đuôi của loài chó Mông Cộc này có kích thước trung bình so với tổng thể các loài chó khác. Phần lưng của chúng có vẻ dài hơn so với chiều cao. Một chú chó Mông Cộc trưởng thành có thể cao từ 45 đến 55cm, trọng lượng cơ thể tầm 15 – 25kg, các chỉ số của chó đực sẽ cao hơn chó Mông Cộc cái.
Tuy nhiên, không nên vội kết luận rằng Mông cộc đực sẽ khỏe hơn con cái nhé. Trong những cuộc thi chó hmong, phần thắng thuộc về con cái cũng kha khá đấy. Nói chung, loài chó Mông Cộc có kích thước tầm trung và sự khác biệt về ngoại hình giữa con cái và con đực là không đáng kể.
Phần đầu
Do sở hữu hộp sọ lớn nên chiếc đầu thông minh của các bé Mông Cộc khá to. Phần trán cao, rộng và khá phẳng phiu vì hầu như không có lấy một nếp gấp nào. Mõm của các em Mông Cộc có phần nhọn dần về phía mũi và không quá dài.
Một chi tiết khá hay về mõm của loài chó Mông Cộc là bé nào có mõm càng ngắn thì độ thuần chủng của bé ấy càng cao, vì thế chó Mông Cộc mõm ngắn thường được những người muốn nuôi chó Mông Cộc ưa chuộng hơn. Phần chóp mũi của giống này đa phần có màu đen cùng hàm răng sắc nhọn, trắng sáng. Mắt nhỏ, hơi xếch lên, sâu và ánh mắt đặc biệt sắc. Phần tai chúng dựng đứng, hình tam giác và luôn trong trạng thái “bật rada” nghe ngóng xung quanh.
Đặc điểm phần thân
Những chú chó Mông cộc có phần ngực tương đối rộng và săn chắc. Người nuôi chó Mông Cộc sẽ thấy phần ngực của chúng có một chiếc xương sườn giả trồi lên. Lưng dài, vai rộng, vệt giữa sống lưng hằn xuống rõ nét.
Phần vai của chúng sẽ hơi trồi lên so với bề mặt lưng, khi nuôi chó Mông Cộc bạn nhìn ngang sẽ thấy rõ điểm đó. Phần eo và mông Hmong tương đối nhỏ do ít mỡ thừa.
Điểm độc lạ nhất và đáng giá nhất của chó Mông Cộc là chiếc đuôi cực kỳ ngắn. Đuôi chúng chỉ dài tầm 3 đến 5cm đổ lại, với những loại đuôi dài hơn thì cao lắm cũng chỉ đạt từ 8 đến 15cm. Chúng trở nên thu hút một phần cũng bởi chiếc đuôi này.
Di chuyển
Với cơ thể gọn gàng, săn chắc cùng 4 chân linh hoạt, chó Mông Cộc di chuyển rất khéo léo và nhanh nhẹn. Một bạn chó Mông Cộc có khả năng vượt rừng trèo núi nhanh thoăn thoắt và rất điêu luyện. Đặc điểm này bổ trợ rất nhiều trong quá trình chúng làm chó nghiệp vụ, tuy là động vật nhưng chúng luôn là những chiến sĩ xuất sắc, góp rất nhiều công lao vào công cuộc bắt tội phạm.
Việc di chuyển một cách điêu luyện của chó Mông Cộc chỉ xuất hiện khi làm nhiệm vụ, còn ở trạng thái bình thường, chúng di chuyển khá nhẹ nhàng. Chó Mông Cộc càng trưởng thành thì sẽ có những bước đi càng khéo léo và uyển chuyển hơn. Những động tác trong từng dấu chân của loài chó này hầu như không bao giờ thừa thãi.
Da và lông
Da của giống chó này khá dày và rất căng tràn sức sống. Tương tự bộ lông chúng cũng dày nốt và phần lớn có màu đen, ngoài ra còn có những màu lông khác như vện hoặc hung nâu, loại hiếm gặp nhất là chó Mông Cộc màu hung đỏ. Ngoài ra, chiều dài các sợi lông giữa các bộ phận sẽ không đồng đều, cụ thể lông ở gáy sẽ là phần dài nhất, lông ở đầu cùng tứ chi sẽ ngắn hơn. Lớp lông của Hmong có đặc điểm thô cứng bên ngoài, lông bên trong thì mềm mịn, điều này vừa giúp chúng giữ nhiệt, vừa hạn chế được lực va chạm khi Hmong Cộc hoạt động.
Đặc điểm tính cách
Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Như đã đề cập ở trên, loài quốc khuyển này là hậu duệ của loài sói hoang thế nên chúng vẫn còn giữ một số đặc điểm của chó sói – bản năng bảo vệ lãnh thổ của mình. Mông Cộc có thể dễ dàng phát hiện ra có đối tượng lạ di chuyển vào khu vực gần mình bằng chiếc mũi cực nhạy và đôi tai siêu thính của chúng.
Mông Cộc sẽ sủa lớn, liên tục và dữ dội để báo hiệu cho chủ khi có kẻ lạ đột nhập, thậm chí chúng sẽ tấn công người đó nếu họ vẫn chọn tiếp tục đi vào nhà khi không có sự hiện diện của chủ. Còn đối với người quen thì tiếng sủa sẽ có phần vui mừng rồi những anh bạn này sẽ lại nằm yên ngoan ngoãn. Đây là một tập tính siêu tốt về chuyện giữ nhà mà không cần chủ nuôi chó Mông Cộc phải tốn công huấn luyện.
Trung thành
Không phải tự nhiên mà giống chó Hmong được xem là biểu tượng của sự trung thành và tận tụy. Những anh bạn này từ lâu đã là những người bạn tri kỷ, thân thiết gắn bó với con người. Dẫu qua bao thế hệ thì lòng trung thành ấy vẫn chưa một ngày thay đổi.
Các bạn Mông Cộc chỉ trung thành với một vị chủ duy nhất. Đấy là lòng trung thành tuyệt đối, cũng là để cảnh giácm đề phòng với người lạ. Ngoài ra, những anh bạn này chỉ ăn thực phẩm do chủ nuôi chó Mông Cộc cho, ngoài ra chúng sẽ không ăn bất cứ thức ăn gì từ người khác đưa, dù có đói thế nào đi chăng nữa.
Sự trung thành của loài quốc khuyển này còn gắn liền với sự dũng cảm. Các chú chó Mông Cộc sẵn sàng quên mình, lao vào bầy thú dữ dù mạnh hơn chúng để bảo vệ chủ nhân của mình. Vì thế mà người Mông thường dẫn theo giống chó Mông Cộc trong các chuyến đi rừng.
Trí nhớ siêu phàm
Đây cũng là một điểm cộng nữa dành cho chó Mông Cộc. Những người nuôi chó Mông Cộc sẽ không mất quá nhiều thời gian trong việc dạy dỗ chúng vì giống chó này vốn thông minh sẵn có, kại thêm khả năng ghi nhớ nhanh nên chúng rất dễ thuộc bài. Với trí nhớ siêu phàm của mình nên Mông Cộc hay được cho tham gia vào các chuyến đi săn.
Cách nuôi chó Mông Cộc
Thức ăn cho chó Mông Cộc
Để có thể nuôi chó Mông Cộc phát triển khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng của chúng phải khoa học và hợp lý. Tùy theo từng giai đoạn phát triển thành hình, chủ nuôi chó Mông Cộc có thể cho chúng ăn theo những khẩu phần ăn khác nhau. Lưu ý rằng chó con thì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chó Hmong trưởng thành thì cần bổ sung nhiều protein.
Khi nuôi chó Mông Cộc giai đoạn từ 1 – 3 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển toàn diện nên bạn cần đảm bảo thức ăn cho chúng phải thật an toàn, vệ sinh, mềm và phải dễ ăn. Ngoài sữa mẹ thì tốt nhất là nên cho chúng uống sữa, ăn cháo loãng hoặc cơm xay nhuyễn. Như thế chó Mông Cộc con sẽ có thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng và phát triển theo cách tốt nhất trong thời điểm còn non nớt này.
Khi nuôi chó Mông Cộc trưởng thành, để đảm bảo chúng khỏe mạnh thì lúc này bạn phải đáp ứng đầy đủ lượng protein, vitamin, đạm, tinh bột cần thiết cho chúng, đấy cũng là lúc chủ nhân nuôi chó Mông Cộc nên cho chúng ăn các loại thịt đỏ, hải sản, thịt trắng, nội tạng,…Trước tiên nên cho các bé ăn chín uống sôi, sau mới tập tành cho chúng ăn thực phẩm sống. Lượng thức ăn của mỗi bữa nên tăng dần và giảm số lượng bữa ăn trong ngày, tùy vào sở thích của Mông Cộc mà chủ nuôi hãy điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp nhất nhé.
Nhắc nhở nhỏ trong quá trình nuôi chó Mông Cộc bạn nhớ đưa chó đi tẩy giun, sán định kỳ để chúng có thể hấp thụ nhiều nhất chất dinh dưỡng bên trong thức ăn. Nếu trong ruột của Mông Cộc có quá nhiều giun thì các bé sẽ gầy, bị đau bụng và cơ thể nhỏ bé.
Điều kiện sống
Chó Mông Cộc là loài chó bắt nguồn từ các tỉnh miền núi phía Bắc thế nên chúng đã quen với môi trường tự nhiên đầy khắc nghiệt, chó Hmong yêu tự do và đắm mình cùng thiên nhiên hùng vĩ. Thế nên nếu bạn chọn mua và nuôi chó Mông Cộc trong nhà, hãy tạo cho chúng một không gian sống thoải mái nhất, tránh cảnh bó buộc, tù túng.
Nhiệt độ lý tưởng nhất cho chó Mông Cộc là khoảng 25 – 30 độ C. Điều kiện lý tưởng nhất để nuôi chó Mông Cộc là các gia đình có có khoảng sân lớn, sân vườn rộng rãi, với các căn hộ chung cư có thể sẽ khiến những anh bạn này cảm thấy khó chịu, ngột ngạt.
Vệ sinh cho chó Mông Cộc
Người nuôi chó Mông Cộc sẽ cần chú ý vệ sinh lông cho chúng vì bộ lông tuy ngắn nhưng dày của chúng, tuy nhiên, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để tắm rửa và chải chuốt cho chúng. Vì đây là giống chó rất nghịch ngợm, thích vận động chạy nhảy nên mỗi ngày chủ nuôi chó Mông Cộc cần dành thời gian để tắm rửa cho chúng. AmPet khuyến nghị bạn nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng, không gây kích ứng da cho thú cưng.
Sau khi tắm cho Mông Cộc xong chủ nuôi chó Mông Cộc hãy dùng khăn mềm lau bớt nước sau đó dùng máy sấy sấy khô lông và dùng lược chải lông theo chiều từ trên xuống cho các bé. Nhẹ nhàng loại bỏ hết phần lông yếu rụng và giúp chú chó của mình có ngoại hình xinh xắn, chỉnh chu nhất.
Lưu ý khi nuôi chó Mông Cộc
Nước Việt Nam ta là quốc gia có khí hậu nóng ẩm quanh năm nên có rất nhiều các mầm bệnh, nhất là là ở động vật. Để bảo vệ chó trong quá trình nuôi chó Mông Cộc thì điều đầu tiên chủ nhân cần làm là tiêm phòng đầy đủ cho các bé từ khi mới sinh.
Tiếp theo, hãy xem xét kĩ những thói quen và việc ăn uống hàng ngày của cún Mông Cộc. Nếu người nuôi chó Mông Cộc thấy chúng có những dấu hiệu bất thường như chán ăn, bỏ bữa, mệt mỏi… thì phải đưa chúng đến cơ sở y tế thú y ngay để được kiểm tra. Phòng khi có vấn đề gì thì sẽ phát hiện kịp thời và có biện pháp chữa trị thích hợp.
Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng thường xuyên cho chó Mông Cộc bằng việc đánh răng cho chúng, định kỳ 6 tháng/lần mang bé đi làm sạch men răng. Khi nuôi chó Mông Cộc bạn nên hạn chế cho cún cưng của mình ăn quá nhiều đồ ngọt vì sẽ gây sâu răng.
Hàng ngày chủ nuôi chó Mông Cộc nên dành thời gian để vệ sinh tai cho cún, cắt tỉa lông và cắt tỉa móng định kỳ. Sử dụng bông ướt vệ sinh quanh mắt và hốc mắt cho chó Mông Cộc. Hãy làm một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tròng mắt và gây xước giác mạc của các bé.
Giá bán chó Mông Cộc
Hiện nay giống quốc khuyển này như một “cơn địa chấn” trong giới cảnh khuyển. Chúng không có bấtvới chất lượng thấp nhưng giá thành lại cao, đặc biệt là các giống chó đột nhiên nổi lên như một hiện tượng. Hãy thật cẩn thận để tránh tiền mất tật mang.
Nếu muốn nuôi chó Mông Cộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc thì bạn chỉ sẽ tốn từ 300.000 đến 1.500.000/bé. Tuy nhiên, nếu muốn nuôi chó Mông Cộc giống cộc lửa quý hiếm và khó tìm thấy, nếu may mắn tìm được thì bạn sẽ phải chi trả tận 10.000.000 đồng để sở hữu em đấy.
Giá chó Mông Cộc ở Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành khác thường sẽ có giá nhỉnh hơn các tỉnh miền núi phía Bắc một chút, trung bình từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng/em. Giá bán phụ thuộc vào các yếu tố vẻ đẹp bên ngoài và độ thuần chủng.
Giải đáp một số câu hỏi khi nuôi chó Mông Cộc
Chó Mông Cộc có dữ không?
Câu trả lời là có. Chúng khá dữ với người lần đầu tiên đến nhà, vì bản tính hoang dã và lòng trung thành vốn có nên chúng sẽ hiểu lầm bạn là người xấu. Tuy nhiên nếu bạn huấn luyện tốt thì chúng sẽ nghe lời bạn và không làm hại người.
Cách chọn mua chó Mông Cộc đẹp?
Tiêu chuẩn thứ nhất để chọn nuôi chó Mông Cộc tốt là cún nhìn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có dấu hiệu bệnh tật (mệt mỏi, mắt có ghèn). Đuôi của Mông Cộc càng ngắn càng tốt, nghĩa là bạn nên chọn giống cộc tịt vì chúng thông minh và dễ huấn luyện. Mõm chó ngắn, màu sắc mõm đồng điệu với màu lông là giống thuần chủng. Nên chọn nuôi những em sở hữu tai nhỏ và nhọn.
Chó Mông Cộc có mấy loại?
Với kích thước đuôi, chó Mông Cộc phân thành 3 loại như sau:
- Chó Mông Cộc đuôi tịt. Đây là giống chó hầu như không có đuôi. Đây chính là giống chó được giới chơi thú cảnh yêu thích, rất được chào đón và có giá thành khá cao.
- Chó Mông Cộc đuôi thỏ. Chiếc đuôi có độ dài khá khiêm tốn, chỉ từ 3 – 5cm.
- Chó Mông Cộc đuôi cộc lửng. Đây là loài Mông Cộc có chiếc đuôi dài nhất, thường độ dài từ 8 – 15cm.
Dựa trên màu lông, chó Mông Cộc có thể phân thành ba loại sau:
- Chó Mông Cộc màu đen có bộ lông dày và đen nháy, màu lông tương tự như chó Mực.
- Chó Mông Cộc màu vằn. Trên lớp lông của chúng sẽ có vằn vện như màu của hổ. Trông rất oai phong, được rất nhiều người yêu thích.
- Chó Mông Cộc màu hung nâu hoặc màu hồng đỏ là màu lông hiếm nhất của giống Mông Cộc, rất khó tìm và dĩ nhiên giá thành không hề rẻ.
Chó Mông Cộc có hay bị bệnh không?
Chó Mông cộc có sức khỏe tốt và ít khi bị bệnh, nếu có thì chúng cũng rất nhanh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có một số loại bệnh Mông cộc thường bị như viêm phổi, viêm da, giun sán,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán chó Mông Cộc. Hy vọng qua bài viết này các bạn đọc sẽ có thêm kiến thức trong việc chọn nuôi chó Mông Cộc. AmPet chúc bạn sớm “rinh” được một người bạn 4 chân về nhà nhé!