Chó Pug là một loài cảnh khuyển sở hữu vẻ ngoài độc lạ, dễ thương và được nhiều người thích nuôi chó Pug mặt xệ trên toàn cầu yêu thích. Ở nước Việt Nam ta cũng vậy, chó Pug luôn có mặt trong danh sách những giống thú cảnh được mọi người ưa chuộng nhất.
Nếu bạn đang có ý định muốn sở hữu và muốn nuôi chó Pug có vẻ ngoài ngộ nghĩnh này nhưng chưa biết nhiều thông tin về chúng, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của AmPet nhé! Bắt đầu ngay thôi nào!
Nguồn gốc của chó Pug
Chó Pug (hay còn gọi là chó mặt xệ, Bug) là giống cảnh khuyển đã tồn tại lâu đời. Cho đến nay nguồn gốc xuất xứ của chúng vẫn còn là một ẩn số.
Khả năng cao nhất, Pug đã xuất hiện từ thời nhà Hán (Trung Quốc) vào khoảng năm 200 trước công nguyên. Vào thời đấy, chó Pug được xem như giống thú cảnh quý tộc, có cuộc sống xa hoa vì chủ yếu chỉ có tầng lớp hoàng thân, quốc thích của Trung Quốc nuôi chó Pug.
Khoảng đầu thế kỷ thứ 16, đất nước tỷ dân Trung Quốc bắt đầu giao thương với Châu Âu và những thương nhân người Hà Lan cũng đến Trung Quốc để buôn bán. Khi trở về, họ mang những chú chó Pug theo – thời kỳ chó Pug phát triển thịnh vượng tại Châu Âu chính thức bắt đầu từ đây. Những anh bạn mặt xệ khi đến đây vẫn được xem là giống cảnh khuyển của quý tộc vì những đối tượng nuôi chó Pug chủ yếu là hoàng gia, đặc biệt là hoàng gia Anh và Hà Lan.
Dưới thời của nữ hoàng Anh Victoria đệ nhị ở Châu Âu thì nuôi chó Pug là việc được yêu thích nhất. Bà đã nảy ra ý tưởng cho nhân giống Pug để chúng phát triển nhiều hơn nữa tại Anh quốc. Kết quả là những chú cún mặt xệ thời bấy giờ phổ biến đến mức bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của chúng ở bất cứ đâu: từ quần áo, trang sức phụ kiện đến các bức tượng, tranh vẽ,…
Đến thế kỷ thứ 19, Pug được đưa đến Mỹ và nhanh chóng trở thành giống cảnh khuyển phổ biến nhất. Hiệp hội chó giống Mỹ AKC đã chính thức công nhận Pug là một giống chó riêng vào năm 1885. Cho đến nay, giống khuyển cảnh quý tộc này đã trở thành một trong những loài thú cưng được yêu thích nhất trên Thế Giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm của chó Pug
Đặc điểm ngoại hình của chó Pug
Về kích cỡ
Những chú chó mặt xệ này được cho vào giống chó có kích thước thân hình tầm trung. Chiều cao, cân nặng khi chó Pug vào độ tuổi trưởng thành là:
- Chiều cao: Từ 25 – 35cm tính từ chân đến vai.
- Cân nặng: Khoảng tầm 6.5 – 10kg.
Đặc điểm phần thân
Giống chó Pug mặt xệ sở hữu một cơ thể nhỏ nhắn nhưng rất săn chắc và khỏe khoắn. Vì chiều cao giới hạn cùng thân hình tròn trĩnh nên chúng còn được người nuôi chó Pug gọi là body vuông (chiều cao từ chân qua vai gần bằng chiều dài từ cổ tới mông). Chó Pug có khung xương khá to, phần xương hông hẹp hơn xương vai. Nhìn tổng thể thì trông chúng khá giống quả lê.
Lưng của loài chó mặt xệ này thẳng, không cong cũng chẳng lõm. Điều này giúp những chúng sở hữu một dáng đi hiên ngang và vững chắc. Da của Pug khá mềm mại, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu mỗi khi chủ nhân nuôi chó Pug vuốt ve.
Dù tứ chi của chúng ngắn nhưng lại rất chắc khỏe, chân sau thường nhỏ hơn chân trước một xíu, phần cơ đùi của những em cún này săn chắc. Giống chó cảnh này có phần đuôi ngắn, thẳng hoặc cuộn thành vòng trên lưng. Thường thì người nuôi chó Pug khẳng định đuôi cún càng cuộn thì càng đẹp.
Phần đầu chó Pug
Khi nhìn góc chính diện, khuôn mặt của chó Pug thuần chủng to tròn và có nhiều nếp nhăn xếp chồng lên nhau. Đối với người nuôi chó Pug thì mặt bé nào càng nhiều nếp nhăn, càng xệ thì càng được mọi người yêu thích.
Khi chủ nuôi chó Pug nhìn góc ngang, đầu của những em mặt xệ thuần chủng sẽ có hình vòng cung, chúng gần như là không có xương mũi. Đó là nguyên nhân tại sao giống chó cảnh này thường gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở.
Đôi mắt của giống chó Pug hơi lồi nhẹ và rất to tròn, màu nâu. Tai của những cậu chàng độc lạ này luôn trong trạng thái cụp và rất to. Đối với những bé có bộ lông màu nâu ngả vàng thì lớp lông tai sẽ có phần sậm màu hơn (thiên về màu đen).
Người nuôi chó Pug có thể thấy khuôn miệng của chúng khá rộng, phần xương hàm to và rắn chắc. Hàm dưới sẽ hơi nhô ra so với hàm trên. Hàm răng của những chú chó mặt xêh này rất đẹp mắt nhưng cũng rất sắc nhọn.
Bộ lông chó Pug
Người nuôi chó Pug nhận định loài khuyển cảnh “nấm lùn” mặt xệ này sở hữu bộ lông cực ngắn, suông mượt và ôm sát vào cơ thể. Khi nuôi chó Pug bạn sẽ thấy lông chúng rụng quanh năm, vì thế bạn không phải thường xuyên cắt tỉa, chăm sóc bộ lông cho chúng. Việc chọn nuôi chó Pug sẽ rất phù hợp với những đối tượng có công việc bận rộn tấp nập không có thời gian tắm cho chó cưng.
Chó mặt xệ Pug thuần chủng chỉ có duy nhất hai màu lông được công nhận là nâu ánh vàng và màu đen. Lông của chúng có thể sẽ có các khoang màu nhưng không được rõ nét cho lắm. Còn các màu còn lại đều không được công nhận là màu lông của chó Pug thuần chủng. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp chủ nuôi chó Pug phân biệt được dòng Pug thuần chủng và Pug lai tạp.
Tính cách của loài chó Pug
Mặc dù sở hữu vẻ bề ngoài hầm hố, “giang hồ” nhưng tính tình của các em Pug lại khá hiền lành và thân thiện. Người nuôi chó Pug nhận thấy chúng rất quý con người và hòa đồng với các thú nuôi khác vì thế khả năng giữ nhà của giống chó này cũng không được đánh giá cao.
Ngoài ra, chó Pug còn siêu thông minh, lanh lợi và rất trung thành với chủ nhân nuôi chó Pug. Bạn sẽ nhận ra điều đấy trong quá trình huấn luyện giống thú cảnh này. Pug ham học hỏi, nhận thức nhanh và có thể hoàn thành các bài luyện tập một cách dễ dàng. Nuôi chó Pug sẽ giúp khoảng thời gian huấn luyện chó của bạn trở nên thú vị hơn đấy.
Vì xuất xứ là giống chó quý tộc nên những anh chàng Pug rất thích được chủ nuôi chó Pug nuông chiều và cưng nựng. Ngoài ăn và ngủ ra thì chúng hầu như không biết mình phải làm gì. Đây là loài cực kỳ háo ăn, trong quá trình nuôi chó Pug bạn có thể cho chúng ăn bất kỳ thứ gì bạn muốn.
Khi nuôi chó Pug bạn có thể mang thức ăn ra làm mồi nhữ những chú bé lười biếng này nếu bạn muốn chúng làm việc gì đó. Do bản tính Pug khá tham ăn và lười biếng nên chủ nuôi chó Pug cần thường xuyên cho chúng vận động để giải phóng năng lượng tích tụ, tránh bị béo phì.
Pug là giống cảnh khuyển siêu ngoan ngoãn dù bị chủ nuôi chó Pug nhốt trong nhà. Thêm vào đó, chúng không cảm thấy thú vị khi cắn xé hay phá phách đồ đạc trong gia đình nên bạn có thể yên tâm về khoảng này.
Pug là loài chó sống tình cảm, thích gần gũi và quấn quýt với chủ nuôi. Chúng thích được chủ nuôi chó Pug ôm ấp, vuốt ve. Ngoài ra, Pug của bạn sẽ tỏ ra ghen tị và ương ngạnh hẳn khi thấy bạn cưng nựng những em thú khác.
Cách nuôi chó Pug mặt xệ
Cách nuôi chó Pug con
Thông thường bất kì ai muốn nhận nuôi chó Pug thì đều được khuyên là nên nuôi từ nhỏ để chúng có thời gian làm quen với chủ và cũng thêm phần dễ hòa nhập hơn. Tương tự chó Pug cũng vậy, nếu bạn có ý định mua chó Pug con thì nên chọn những em từ 2 tháng tuổi trở lên vi đấy là thời điểm chó Pug đã cai sữa mẹ và khỏe mạnh, cứng cáp hơn. Giai đoạn này, cách nuôi chó Pug con cũng thoải mái hơn nhiều và sẽ hạn chế được những rủi ro không mong muốn.
Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi
Đây là giai đoạn cún Pug con mới bắt đầu tập ăn, AmPet khuyến khích chủ nuôi chó Pug nên cho chúng ăn thức ăn loãng và xay nhuyễn, như: tinh bột (cơm/cháo), thịt nạc và rau, củ, quả. Bạn có thể bổ sung thêm sữa ấm sau mỗi bữa ăn cho chúng. Lượng thức ăn trong giai đoạn này là 4 bữa một ngày, thời gian giữa các bữa ăn cần chia đều với nhau.
Lưu ý: Nuôi chó Pug giai đoạn này bạn tuyệt đối không được phép cho chúng ăn thức ăn sống hoặc tái. Những thực phẩm như tôm, cá, cua… và cả xương cũng không nên cho chúng ăn.
Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi
Cách nuôi chó Pug con thời điểm này vẫn còn cần một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Lúc này chúng vẫn không thể ăn quá nhiều và chưa ăn được xương. Bạn nuôi chó Pug chỉ nên cho chúng ăn từ 2 – 3 bữa mỗi ngày, bao gồm những thực phẩm sau: rau, củ, quả xay nhuyễn, cơm nhão và thịt băm.
Bạn đã có thể cho chúng ăn thêm cá, tôm, cua trong giai đoạn này.
Nuôi chó Pug trưởng thành
Cách nuôi chó Pug trong giai đoạn này có sự khác biệt so với lúc chúng còn nhỏ. Cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug:
Protein: Thường có nhiều trong thịt, cá và nội tạng động vật, chiếm khoảng 20 – 25%.
Chất béo: Thường có sẵn trong thịt, không cần cung cấp thêm, chiếm khoảng 10 – 15%.
Tinh bột: Thường có trong cơm, khoai lang, khoai tây…chiếm khoảng 10-15%.
Chất xơ, vitamin, canxi và các khoáng chất khác: Có trong rau củ quả, ngao, tôm, cua…
Trong giai đoạn này chó Pug rất dễ bị béo phì, bạn cần kiểm soát tỷ lệ thức ăn cho chó vì chúng rất đỗi tham ăn. Thường thì bạn chỉ cần cho chúng ăn 2 bữa một ngày. Theo nghiên cứu cho thấy, một cậu chàng Pug trưởng thành cần nạp đủ lượng thức ăn từ 3 – 4% trọng lượng của cơ thể. Tức là nếu bé cưng nhà bạn cân nặng 8kg thì lượng thức ăn cho mỗi bữa là 200g.
Nuôi chó Pug khi chó mang thai
Cũng như con người, thời điểm mang thai là lúc chủ nhân phải quan tâm và theo dõi sát sao cả chó mẹ lẫn chó con trong bụng. Điểm chú ý đầu tiên trong cách nuôi chó Pug giai đoạn này chính là chế độ dinh dưỡng đưa vào cơ thể của chó Pug mẹ, vì chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cả mẹ lẫn con nên khẩu phần ăn hàng ngày phải được theo dõi kỹ càng. Bạn có thể cho chúng ăn khoảng 150 – 200g lượng thịt (bò/ gà/ nạc heo) kèm sữa tươi và một quả trứng gà.
Ngoài ra bạn nên tiêm phòng khám thai định kỳ đầy đủ cho chó Pug mẹ tại các cơ sở thú y khám chữa bệnh uy tín.
Nuôi chó Pug mới sinh
Thời gian thai kỳ trung bình của chó Pug có thể từ 65 – 70 ngày, bạn nên ghi chép thông tin chính xác và kỹ lưỡng từ ngày đầu cho chó Pug của mình phối giống và cả những dấu hiệu thai kỳ để dự đoán trước ngày dự sinh của cún. Khi Pug muốn sinh sẽ có một vài dấu hiệu như: rên rỉ (do đau đớn), bỏ ăn khoảng 1 ngày, hô hấp nhanh, đi qua lại tìm nơi đẻ/ tìm ổ,…
Khu vực Pug mặt xệ đẻ cần phải kín đáo và có độ ấm nhất định. Cách tốt nhất là bạn nên gọi ngay bác sĩ thú y đến hỗ trợ phòng trường hợp khó sinh xảy ra ngay lúc chó Pug mẹ có dấu hiệu sắp sinh.
Sau khi chó mẹ sinh xong chúng cần được vệ sinh kỹ lưỡng, lúc này bạn cần cho chó Pug mẹ uống một ít sữa ấm. Ngoài ra, hãy cho bé chó Pug con bú sữa mẹ sớm nhất có thể để chúng tăng cường đề kháng.
Khẩu phần ăn của Pug cái sau sinh chủ yếu là sữa ấm và cháo thịt bằm, từ 4 – 5 bữa/ngày. Ở tháng đầu tiên phải cho chó Pug con hoàn toàn bú mẹ.
Cách chăm sóc lông, vệ sinh cho chó Pug
Chăm sóc lông cho chó Pug
Pug là giống chó lông ngắn nên bạn không phải tốn công cắt tỉa thường xuyên. Việc chăm sóc lông cho chúng khá đơn giản, bạn chỉ cần tắm gội cho chúng bằng sữa tắm chuyên dụng để bộ lông của chúng luôn óng ả và suông mượt là được. Nên sấy khô lông khi tắm cho chúng xong, tránh để lông ẩm ướt, bốc mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, lông của giống cảnh khuyển này rụng khá nhiều. Bạn cần chải lông cho cún thường xuyên nếu không muốn sàn nhà của mình toàn là lông chó. Nếu thời gian không đủ, bạn có thể đưa chúng đến cửa hàng thú cưng gần nhất để nhân viên chăm sóc bộ lông của Pug thay bạn.
Vệ sinh cho Pug mặt xệ
Để nuôi chó Pug khỏe mạnh hiệu quả, bạn cần ghi nhớ một số điều sau:
- Tắm cho Pug ít nhất mỗi tuần 1 lần, những cậu chàng này ít khi vận động nên không cần ngày nào cũng phải tắm.
- Sử dụng các dung dịch chuyên dụng 1 lần/tuần để vệ sinh tai cho chúng.
- Vì chó Pug không có sở thích mài móng như những loại chó cảnh khác nên bạn cần cắt móng chân định kỳ cho chúng.
- Giữ gìn không gian ngủ nghỉ và nơi ăn uống của Pug mặt xệ sạch sẽ, thoáng mát, không nên để ẩm ướt hay hôi hám.
- Bát ăn và khay uống nước phải được rửa sạch sẽ sau mỗi lần chó Pug ăn.
- Nếu thấy miệng Pug có mùi hôi thì bạn hãy đánh răng cho chúng.
Các loại bệnh chó Pug thường gặp
Bệnh viêm não
Nguyên nhân của căn bệnh đáng sợ này tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác, người ta cho rằng đây có thể là di truyền từ chó bố hoặc mẹ.
Bạn nên tiêm phòng não ngay từ khi Pug còn nhỏ. Đấy là cách hiệu quả nhất trong cách phòng ngừa căn bệnh này. Biểu hiện của bệnh này là: Co giật cơ thể, không thể sủa, bốn chân đi không vững,…
Bệnh về đường hô hấp
Nguyên nhân là do cấu tạo mũi khác lạ của giống chó này: Chúng hầu như không có mũi và đường thở siêu hẹp. Nếu tiết trời quá nóng, quá lạnh hoặc nếu vận động quá mạnh thì chúng sẽ có dấu hiệu bị khó thở.
Cách phòng tránh: Bạn nên ít cho Pug chạy nhảy hay nô đùa quá sức, đặc biệt là những bé Pug con dưới 2 tháng tuổi. Nếu bạn thấy Pug xuất hiện các triệu chứng như: Thở bằng mõm, mũi bị sùi bọt khi thở thì phải đưa chúng ngay tới bác sĩ thú y gần nhất để phẫu thuật nới rộng đường thở cho chúng.
Bệnh béo phì
Giống chó cảnh này rất ham ăn nhưng lại lười trong chuyện vận động, vì thế các nguồn năng lượng thừa tích tụ trong cơ thể chúng dẫn đến béo phì.
Khi nuôi bạn nên chú ý đến trọng lượng của Pug và đặt lại chế độ ăn uống thích hợp cho chúng. Không nên cho ăn quá nhiều chất béo và đường như: Mỡ, bánh kẹo, đồ ngọt… Ngoài ra bạn cũng nên dắt chúng đi dạo mỗi ngày để kích thích khả năng vận động của chúng.
Một vài kinh nghiệm nuôi chó Pug khỏe mạnh
Để giúp chó Pug có sức khỏe tốt, luôn năng động hoạt bát, AmPet khuyến khích bạn nên chú tâm một số điều sau:
- Đưa chó Pug đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm/lần.
- Tiêm phòng đầy đủ, tẩy giun sán định kỳ cho chó Pug.
- Trước khi chọn mua nên kiểm tra sức khỏe của bé Pug xem có ổn định, có mắc bệnh di truyền hay dị tật gì không rồi hẳn quyết định.
- Cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng cần thiết như: Protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất…
- Thân nhiệt ổn định của giống chó Pug là từ 37 đến 39 độ C. Nếu thân nhiệt vượt mức 40 độ thì phải tìm cách giảm thân nhiệt xuống.
- Không cho chó Pug tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Phải mặc áo ấm cho chúng khi ra ngoài vào mùa đông. Mùa hè thì bạn hãy giữ chúng ở những nơi mát mẻ như phòng có máy điều hòa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi chó Pug khỏe mạnh mà AmPet muốn gửi đến bạn đọc. Chúng mình hy vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm nhiều kiến thức trong việc nuôi dạy bé mặt xệ của mình. Nếu bạn thấy bài viết trên đây chứa nhiều thông tin hữu ích thì hãy đánh giá 5* nhé, AmPet cảm ơn bạn và chúc bạn ngày mới tốt lành!