Rận ở mèo là một bệnh khá phổ biến thường gặp. Bệnh này dễ gây lây lan giữa mèo với mèo. Rận mèo hay còn gọi là bọ chét ở mèo có kích thước nhỏ bé nhưng chúng kí sinh vào cơ thể mèo có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về bệnh này. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh rận ở mèo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rận ở mèo. Dưới đây là một số những nguyên nhân cơ bản thường gặp, bạn đọc hãy chú ý nhé:
- Môi trường sống của mèo không hợp vệ sinh.
- Mèo không tự liếm lông được vì bị bệnh hay bị đau khi tự liếm lông.
- Mèo bị tiếp xúc với con mèo khác nhiễm bệnh.
- Mèo tiếp xúc, chơi với đồ dùng của mèo khác đang bị nhiễm bệnh rận.
Các triệu chứng rận ở mèo cơ bản
Rận ở mèo là một loại rận đặc trưng, không giống như rận ở người. Rận mèo có khả năng lây lan dễ dàng sang những con mèo khác, tuy nhiên chúng không thể lây sang loài động vật khác được.
Loại rận kí sinh trên mèo đó là Felicola Subrostrata gây ra tình trạng da mèo bị kích ứng. Rận mèo sẽ hút máu, cắn trên da mèo làm cho các bé bị ngứa, phải liên tục gãi mạnh, gây ra tổn thương bề mặt da. Rận mèo thường kí sinh trên các vùng như đuôi, bẹn, tai, đầu, hậu môn.
Những triệu chứng cơ bản của bệnh rận:
- Mèo thường xuyên gãi người, tự cắn vào da của mình.
- Mèo bị rụng lông nhiều, lông dần trở nên thưa ở những nơi rận mèo kí sinh.
- Lông của mèo trở nên xơ rối, khô hơn bình thường.
- Bạn sẽ thấy những đốm màu trắng hay nâu đậm li ti ở dưới vùng da sau khi vạch lông mèo.
- Mèo đứng ngồi không yên, liên tục di chuyển.
Cách điều trị dứt điểm khi mèo bị rận
Bệnh rận ở mèo là một căn bệnh khá phổ biến. Do đó có nhiều cách để điều trị bệnh rận. Những phương pháp này bạn có thể thực hiện ngay tại nhà vô cùng đơn giản.
Ngay khi phát hiện ra mèo bị rận, bạn cần phải kiểm tra ngay những bé mèo đang nuôi chung. Bạn cần cách ly mèo cẩn thận để hạn chế tối đa sự lây nhiễm. Dưới đây là một số cách điều trị rận hiệu quả ở mèo:
Dùng thuốc nhỏ gáy để điều trị bệnh rận và các loại bọ chét ở mèo
Bạn nên đưa mèo đến thăm khám tại các phòng khám thú y. Đến đây, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những loại thuốc nhỏ gáy phù hợp với tình trạng bệnh và cân nặng của bé mèo.
Dùng các loại thuốc cho mèo để phòng chống ký sinh
Sau khi đến các bác sĩ thú y, bạn cần nghe theo tư vấn của họ để dùng được loại thuốc phù hợp cũng như liều lượng hiệu quả, hợp với mèo cưng.
Cho mèo đeo vòng ngăn ngừa bệnh rận
Chiếc vòng ngăn ngừa rận này sẽ chứa những chất khiến cho các loại kí sinh như ve, bọ chét, rận tránh xa bé mèo nhà bạn. Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả dành cho bạn. Tuy nhiên một nhược điểm của phương pháp này đó chính là nó không an toàn tuyệt đối cho mèo.
Những chất trong vòng cổ mèo này có thể gây độc cho bé. Ngày nay, những loại vòng cổ này đã được cải tiến hơn nhiều. Bạn nên lựa chọn những loại vòng cổ chất lượng từ những cơ sở uy tín nhé!
Thuốc xịt chống kí sinh trên da
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng thuốc xịt lên da và phần lông của mèo. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc xịt chống kí sinh như bọ chét, ve, rận ở mèo. Bạn còn có thể dùng những loại sữa tắm chuyên điều trị bọ chét, ve, rận để làm tăng hiệu quả của thuốc.
Bạn nên áp dụng kết hợp giữa nhiều phương pháp để mèo tránh tái nhiễm lại bệnh. Đồng thời việc điều trị cho mèo càng sớm sẽ càng có tác dụng tốt, không gây hại cho sức khỏe sau này của bé mèo.
Dùng nước chanh diệt khuẩn cho mèo
Đầu tiên bạn cần tắm rửa sạch sẽ cho bé mèo nhà mình. Bạn cần chuẩn bị sẵn nước chanh và một cốc nước lọc trộn lại với nhau thành một hỗn hợp. Bạn cho hỗn hợp vào bình xịt để xịt trực tiếp lên cơ thể bé mèo, xoa đều.
Nước chanh tươi là một loại chất giúp diệt khuẩn cực kì tốt. Chất này giúp tiêu diệt rận tận gốc mà không gây hại cho mèo. Đây được xem là cách trị rận tại nhà hiệu quả dành cho bạn phải không nào!
Sử dụng tinh dầu bạc hà trị bọ nhảy ở mèo
Bạn có thể nhỏ khoảng 3 giọt tinh dầu bạc hà và dầu dừa vào vùng da mèo bị tổn thương do rận cắn. Cách này giúp cho bề mặt da của mèo được sạch khuẩn, đồng thời không gây hại cho mèo.
Tinh dầu bạc hà còn giúp đuổi rận rất tốt. Mèo sẽ nhanh nhẹn hoạt bát, cảm giác dễ chịu và thư giãn hơn. Bạn cũng cần chú ý vệ sinh cho mèo thật tốt để ngăn ngừa bệnh rận tái phát.
Những câu hỏi thường gặp với bệnh rận ở mèo
Rận ở mèo có lây được sang người không?
Rận mèo là một loại đặc trưng, chúng chỉ có khả năng lây từ mèo sang mèo, nhưng không thể lây sang người được. Cơ thể người không phù hợp cho loại rận mèo này phát triển. Rận mèo tuy không thể đẻ trứng trên cơ thể người nhưng vẫn có thể hút máu trên cơ thể người.
Do vậy, nếu mèo nhà bạn bị rận, bọ chét, bạn vẫn cần cách li và vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời bạn cần điều trị rận càng sớm càng tốt cho bé mèo, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và bạn về lâu dài.
Cách tốt nhất để xử lý khi mèo bị rận ở tai là gì?
Theo như bác sĩ, mèo bị rận tai sẽ có loại thuốc điều trị riêng biệt. Thêm vào đó, bạn còn có thể dẫn bé mèo nhà mình đi tiêm thuốc Ivermectin chuyên dùng để điều trị bệnh rận tai ở mèo. Bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên tai mèo để bé mau khỏi bệnh nhé.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về bệnh rận ở mèo. Bạn đọc đã nắm được những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cơ bản để có thể phát hiện bệnh kịp thời, đảm bảo bé mèo nhà mình có sức khỏe tốt nhất.