Mèo nhà mình cận huyết, ra đi sau 10 ngày phẫu thuật triệt sản cắt pyometra thành công
Ngày 30/5 tiết dịch âm đạo, gọi chủ đi theo, thấy chủ ra chỗ khác thì lại đi theo gọi.
- Mang đi thú y thì còn 300m xổng ra (như biết là đi sẽ chết)
Sau khi bắt được, mình cho lưu chuồng 1 ngày ở thú y trước khi phẫu thuật, tiêm vitamin,..
- Khi tiêm, m bị cắn sâu vào bàn tay 4 cái răng nanh, máu khá nhiều
Ngày 31/5 ra chờ phẫu thuật thì
- trời lại đổ mưa to, nên về. 6 tiếng sau ra đón
Do triệt sản nên phải tiêm kháng sinh,.. từ 7 ngày cho đến 2 tuần nhưng bsi bảo khi phân khô, nước tiểu bt thì dừng, nên được 3 ngày là mình cho dừng dù tiền trả đủ hết. (Khá sai lầm, vì khi phẫu thuật, bắt buộc phải tiêm kháng sinh,.v. đầy đủ để bù lại, do khi phẫu thuật, sức khỏe và hệ miễn dịch sẽ suy yếu, điều này trên người cũng vậy)
Sau khi dừng tiêm kháng sinh được 1-2 ngày thì có lẽ có biểu hiện ăn ít, gãi mồm, chảy nước mắt, nằm cạnh bát nước, có gỉ tai đen hôi, ăn ít.
Ngày thứ 7, có thể nôn nhưng mình không để ý, ngày thứ 8 bắt đầu nôn, và mùi rất thối
- Sinh nhật m, tưởng mọi chuyện diễn ra tốt đẹp nhưng không. Còn nói đùa là sau khi triệt sản nó sẽ không bao giờ đái bậy nữa (Giờ thì đúng là không bh thật )
Ngày thứ 8, nôn nhiều, khi nôn, hay bị mất thăng bằng lảo đảo về phía trước.
Ngày thứ 9, ỉa lần 1 phân khô nhưng nhỏ, nước tiểu bình thường, định ỉa thêm lần 2 nhưng không được, sốt khá cao, tầm 40* hơn, m cho đi test thì bị GPV dương tính, cho lưu chuồng 36h (truyền nước hạ sốt,điện giải, kháng sinh thì phải)
Ngày thứ 10, bsi phòng khám t2 bảo yếu lắm nên mình mang về, tối ra đi lúc 9h20 sau khi mình vuốt ve đầu lần cuối, có lẽ cảm nhận đc chủ nên có gượng dậy và đi được 2-3 bước rồi nằm xuống, khi thấy thở yếu hơn mình vuốt ve, và sau đó bắt đầu gào thét rồi ra đi.
- Nước tiểu thải ra lần cuối, không có phân
Vết mổ lớp ngoài thì hầu như 90% thời gian là khô, không đỏ tấy, còn vết mổ lớp trong thì không biết được.
==Khi mình tìm hiểu về pyometra thì==
Nếu mèo tiết dịch -> là loại tử cung mở (tốt vì sẽ giảm thiểu được khả năng mủ tích tụ lại và vỡ tràn ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe)
Mèo không tiết dịch -> loại tử cung đóng – Khá là nguy hiểm do chỉ có thể siêu âm hoặc để ý các biểu hiện của mèo khi mắc phải, nếu mèo không có biểu hiện thì mủ tích tụ trong ống dẫn trứng ngày một đầy lên, có thể lên tới vài kg, 1 khi vỡ thì cơ hội sống cực thấp
Nên nếu ngày đầu mình cho đi xét kỹ nghiệm trước phẫu thuật thì :
1 – Có thể được tiêm vaccine trước phẫu thuật và bổ sung nhiều năng lượng.
2 – Giảm được khả năng phơi nhiễm, vì mình nghĩ phơi nhiễm ở lần lưu chuồng
3 – Vẫn sống tói giờ
== Về Giảm bạch cầu ==
Tỷ lệ tử vong khi nhiễm là cực cao nếu mèo chưa tiêm vaccine (hoặc đã tiêm nhưng vaccine có thể không đúng, hết hạn hoặc mèo kháng vaccine)
Cân nặng mèo càng cao thì tỷ lệ sống sẽ càng nhiều
Nếu được điều trị bởi phòng khám có đủ trang thiết bị, vật tư y tế thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.
Các thuốc đã được nghiên cứu trong điều trị mèo bị GBC là
1 – Neupogen, tăng tỷ lệ sống từ 20-30% lên 90%
2 – Tamiflu, điều trị ngay lúc phát hiện ra, tỷ lệ sống sẽ cao và rẻ hơn nhiều so với Neupogen
Viết dài đấy, nhưng túm lại vầy: không chích ngừa nên nhiễm FPV. Bạn nghĩ nếu xn thì chích ngừa trước khi phẫu thuật, nhưng chả ai chích ngừa cho 1 con mèo đang viêm tử cung được cả.
Do mèo nhà mình nhốt suốt trong nhà, mà lúc bé mèo tiêm thì ksao, lớn tiêm vax mà bị sao thì cũng áy náy
Mà tiêm vax cũng như ng, ng thì thích ứng, ng ko, nếu nằm ở nhóm 2 thì cũng ko tác dụng mấy, nên cũng hên xui luôn
Đó là chủ quan là không tiêm phòng cho mèo xong đến lúc xảy ra bệnh thì đã k thể tiêm đc.
Nên nuôi mèo thì cứ tiêm hiểu trước nên tiêm gì và chăm sóc ntn. Tránh việc đang tiếc ạ