Mèo bị sán: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả tại nhà

Mèo bị sán do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Đây là một bệnh không hề hiếm gặp ở mèo. Giun sán ở mèo có khả năng sinh sôi cao trong cơ thể của các bé mèo, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp tất cả những thông tin về bệnh sán mèo này, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

Mèo bị sán

Thế nào là sán dây?

Sán dây là loài giun dài, dẹt, có màu trắng. Chúng có thể sống và sinh sản trong ruột non của chó mèo. Chúng neo bên trong ruột mèo bằng những lưỡi câu trong cơ thể sán. Những loại sán dây cơ bản thường gặp đó là: Taenia, Dipylidium caninum, Echinococcus.

Những loại sán này thường dùng các vật chủ trung gian khác để kí sinh trong cơ thể mèo. Các loại sán dây này có thể lây nhiễm qua thỏ, các loài động vật gặm nhấm hoang dã, vật nuôi ở trong nhà.

Mèo khi ăn phải những loài vật bị nhiễm bệnh này sẽ bị lây bệnh. Loại sán phổ biến tìm thấy ở mèo đó là Dipylidium và sán dây bọ chét. Loại kí sinh trùng sán này sử dụng bọ chét làm vật chủ trung gian để xâm nhập vào bé mèo.

Mèo nhiễm sán dây do ăn phải trứng sán dây, ấu trùng bọ chét. Ngoài ra những loài vật có thể ăn phải như chim, thỏ, vật gặm nhấm,… Mèo có thói quen bới rác nên cũng có khả năng nhiễm bệnh sán qua việc làm này.

Mèo bị sán

Triệu chứng thường gặp khi mèo bị sán

Những bé mèo bị nhiễm sán hầu như không có dấu hiệu gì quá đặc biệt. Bạn cần quan sát và để ý các bé thật kỹ mới có thể phát hiện ra được bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng khi mèo bị sán:

  • Mèo bị nôn nhiều, việc này xảy ra do sán dây khi đã hấp thụ đủ chất dinh dưỡng ở thành ruột non sẽ di chuyển lên đến dạ dày, khiến cho mèo bị nôn.
  • Mèo mắc bệnh tiêu chảy.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Mèo bị chán ăn, kém ăn trầm trọng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra phân mèo xem có trứng sán dây không, hoặc gần hậu môn của chúng. Trứng sán dây có màu vàng nhạt, đi ra cùng với phân mèo. Chiều dài của chúng vào khoảng 0.25 inch khi còn đang tươi. Tuy nhiên sau khi ra khỏi cơ thể, chúng sẽ khô lại và khó để nhìn và nhận biết hơn.

Khi khô, trứng sán có hình dạng giống như hạt vừng. Các đoạn trứng sán có thể bị mắc kẹt quanh hậu môn hay chúng bò trên bề mặt của phân mèo còn tươi. Mèo bị sán dây sẽ bị ngứa hậu môn, dẫn đến việc chúng hay quét mông, liếm hậu môn liên tục. Đây cũng là một dấu hiệu bạn cần chú ý.

Tuy vậy, mèo có một tập tính khá đặc biệt đó là chôn phân và tự làm sạch cơ thể trước khi có người nhìn thấy. Do đó, việc nhận biết xem mèo bị sán dây hay không trở nên khó khăn hơn nhiều.

Mèo bị sán

Cách điều trị khi mèo bị sán dứt điểm

Giun sán ở mèo là một bệnh không hề hiếm gặp. Tuy với với những tập tính sinh hoạt của mèo, bạn khó có thể nhận ra bệnh sớm được. Khi đó nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé mèo nhà mình.

Bạn nên dẫn bé mèo đến với cơ sở phòng khám thú y uy tín gần nhất để được chẩn đoán bệnh và điều trị dứt điểm mèo bị sán. Việc loại bỏ sán dây khỏi cơ thể mèo có thể được làm bằng cách cho mèo uống thuốc hoặc tiêm.

Mèo bị sán

Cách phòng bệnh mèo bị sán

  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho mèo thường xuyên.
  • Kiểm soát và cảnh giác trước những dấu hiệu mèo bị bọ chét tấn công, đây là vật chủ trung gian lây nhiễm sán mèo rất nhanh chóng.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho mèo.
  • Đưa mèo đến thăm khám bác sĩ thú y định kì 3 tháng một lần.
  • Xét nghiệm kí sinh trùng trong ruột mèo thường xuyên.
  • Tẩy giun định kì cho mèo để phòng ngừa sán dây và các bệnh truyền nhiễm khác.

Một số câu hỏi thường gặp khi mèo bị sán

Bệnh giun sán ở mèo hiện nay không phải hiếm gặp. Dưới đây là một số những thắc mắc thường gặp của người nuôi mèo. Bạn đọc hãy tham khảo nhé!

Bệnh giun sán ở mèo có lây sang người được không?

Sán dây ở mèo có khả năng lây được sang con người. Con người có thể bị nhiễm sán do ăn phải những loại vật chủ trung gian của sán dây như ăn phải các loài gặm nhấm, thỏ, gia súc,… nhiễm sán.

Ngoài ra, đối với loại sán Echinococcus, loại này có khả năng lây nhiễm trực tiếp, không cần qua vật chủ trung gian. Loại sán này dễ lây sang trẻ nhỏ hơn bởi trẻ em sẽ có xu hướng ít vệ sinh cơ thể kĩ bằng người lớn.

Khi mắc bệnh sán ở mèo, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng có thể làm cho mắt giảm thị lực, đau nhức mắt, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, gây khó thở, hồi hộp, tâm lý không ổn đinh,…

Mèo bị sán

Mèo bị sán có nguy hiểm không?

Mèo bị sán sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của mèo và những động vật, con người xung quanh nếu không được điều trị kịp thời. Sán dây có khả năng sinh sôi nảy nở rất nhanh trong cơ thể mèo, gây ra bệnh viêm ruột, giảm hệ miễn dịch của mèo, dẫn đến nhiều bệnh khác nữa.

Tiêu diệt sán dây có mất nhiều thời gian không?

Bạn nên dùng thuốc đặc trị sán dây ở mèo đó là Praziquantel. Chỉ sau vài giờ sử dụng, thuốc sẽ phá vỡ được lớp vỏ ngoài bảo vệ của sán dây. Thuốc này sẽ giúp hệ miễn dịch ở mèo và enzyme tiêu hóa trong cơ thể mèo tiêu diệt, hòa tan lượng ký sinh trùng.

Nếu không được điều trị sán dây kịp thời sẽ có hậu quả như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời, mèo bị sán sẽ có nhiều triệu chứng như nôn, tiêu chảy, sụt cân đột ngột, chán ăn,… Những triệu chứng này kéo dài sẽ làm cho cơ thể mèo yếu dần, hệ miễn dịch yếu đi trông thấy, không thể chống chọi được với nhiều bệnh khác nữa.

Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều bị bệnh sán ở mèo. Do đó, bạn đọc hãy chú ý chăm sóc, để ý kỹ đến bé mèo nhà mình để phát hiện bệnh kịp thời, không để lại hệ lụy đáng tiếc nhé!

Từ khóa:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.