Mèo bị tiểu đường là một căn bệnh không quá phổ biến ở mèo. Tuy nhiên, nếu mèo nhà bạn mắc phải căn bệnh này thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, thường hay xuất hiện ở những chú mèo trưởng thành. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường ở mèo. Bạn đọc hãy cùng đón xem nhé!
Mèo bị tiểu đường có những loại nào?
Bệnh tiểu đường ở mèo bao gồm 2 loại phổ biến nhất. Cả 2 loại tiểu đường này đều có những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị có phần khác nhau.
- Tiểu đường loại I xảy ra thường thấy khi cơ thể của bé mèo thiếu khả năng sản xuất insulin, chúng bị tổn thương tuyến tụy.
- Tiểu đường loại II thì sẽ liên quan nhiều hơn đến việc bé mèo nhà bạn không phản ứng lại được với insulin, gây ra bởi tình trạng mèo bị thừa cân, chế độ ăn uống của mèo không được cân bằng. Loại II này xảy ra phổ biến hơn ở những chú mèo ít vận động và thừa cân.
Những chú mèo bị tiểu đường loại II sẽ phải điều trị kết hợp cả bơm insulin lẫn điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và nhiều phương pháp khác để kiểm soát cân nặng của mình.
Nhiều trường hợp mèo bị mắc bệnh tiểu đường tạm thời, không phải bệnh mãn tính thì chỉ cần qua vài đợt tiêm insulin và thay đổi chế độ ăn khoa học thì các bé có thể khỏi bệnh.
Dấu hiệu nhận biết khi mèo bị tiểu đường
Những dấu hiệu thường gặp tiêu biểu khi mèo bị tiểu đường như sau:
- Mèo tăng tần suất đi tiểu hơn, tăng lượng nước tiểu xuất hiện ở trong khay vệ sinh của mèo
- Mèo thèm ăn hơn, khát nước hơn.
- Mèo bị béo phì, tăng cân không kiểm soát
- Thể chất của mèo suy yếu, phần lông của bé thường xuyên bị bết dính lại vào nhau
- Mèo trở nên chậm chạp, di chuyển khó khăn, lười vận động
- Cơ thể mèo yếu ớt, đặc biệt là phần chân sau
- Mèo bị sụt cân mạnh, mặc dù ăn uống vẫn nhiều lên nhưng lại có cảm giác thèm ăn hơn bình thường.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi mèo bị tiểu đường
Có nhiều cách để điều trị bệnh tiểu đường ở mèo khác nhau. Mỗi cách sẽ phù hợp với từng nhu cầu riêng của mỗi người, từng con mèo và những hướng dẫn từ bác sĩ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện những phương pháp điều trị bệnh để có được kết quả tốt nhất.
Cho mèo uống thuốc và tiêm insulin
Mèo cần được tiêm một lượng insulin vào cơ thể 2 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và kích thước của bé mèo sẽ có hàm lượng và tần suất thay đổi khác nhau.
Bạn có thể thực hiện thao tác lấy kim tiêm bơm insulin xuống dưới da của mèo. Nếu được bác sĩ cho phép và đã thuần thục quy trình bơm này, bạn có thể làm cho bé ngay tại nhà mà không cần đến các cơ sở thú y.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại thuốc uống để hạ đường huyết trong cơ thể mèo nếu như sau khi tiêm mà tuyến tụy của mèo vẫn không sản sinh ra được insulin. Tuy nhiên cách làm này sẽ kém hiệu quả hơn một chút so với việc tiêm.
Quản lý nghiêm ngặt cân nặng của mèo
Bạn nên xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Chế độ ăn của bé mèo nên giàu các chất protein và hạn chế tinh bột. Bạn nên cho bé vận động tập luyện với cường độ thích hợp, qua đó hỗ trợ và kiểm soát được tình hình bệnh tiểu đường loại II cho mèo.
Bạn cũng có thể cho bé mèo nhà mình sử dụng những loại thực phẩm chuyên dụng để kiểm soát được lượng calo nạp vào hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cho bé đi khám xét nghiệm nước tiểu và máu thường xuyên để cập nhật tình trạng của chúng.
Hãy luôn đảm bảo rằng lượng đường huyết trong cơ thể mèo luôn ở mức an toàn. Như vậy sẽ tránh được việc nhiễm toan đái tháo đường cho mèo. Tuy nhiên chi phí khám bệnh cho mèo bị tiểu đường cũng không hề nhỏ.
Một cách tiết kiệm chi phí cho bạn đó là tự theo dõi sức khỏe bé mèo tại nhà, liên lạc với bác sĩ để nghe hướng dẫn và làm theo. Qua đó bạn sẽ chăm sóc mèo một cách đúng hơn, đảm bảo cho bé khỏi bệnh và khỏe mạnh.
Cách chăm sóc mèo bị tiểu đường như thế nào cho đúng?
Quan sát cách tiêm và tập tiêm insulin cho mèo
Khi ở trong phòng khám của bác sĩ thú y, bạn hãy quan sát cách bác sĩ thực hiện tiêm. Đồng thời bạn nên bảo bác sĩ hướng dẫn cách làm để từ lần sau sẽ thực hiện tại nhà. Khi được tập tiêm với các chuyên gia, bạn sẽ có được cách tiêm chuẩn hơn, sử dụng mũi tiêm hiệu quả, không gây nguy hiểm cho mèo.
Bạn cần kiểm tra thật kĩ phần ống tiêm và loại insulin mình sử dụng để tiêm trước khi dùng cho mèo. Đặc biệt, với mỗi loại insulin khác nhau sẽ có kích cỡ ống tiêm khác nhau, bạn cần chú ý nhé!
Theo dõi thường xuyên sức khỏe mèo
- Bạn cần theo dõi phần nước tiểu ở trong khay vệ sinh của mèo của chúng với keto diastix. Điều này góp phần giúp bạn đánh giá được mức đường huyết trong cơ thể mèo hàng ngày. Nếu bạn phát hiện ra có ketone trong nước tiểu của mèo, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
- Bạn nên có một quyển sổ ghi chú tình trạng bệnh hàng ngày của bé mèo. Bạn có thể ghi lượng thức ăn mỗi ngày và lượng insulin nạp vào trong cơ thể mèo mỗi ngày.
- Bạn hãy cố gắng cho mèo uống insulin đúng giờ, không lệch nhau quá 1 tiếng đồng hồ. Như vậy sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Bạn cần theo dõi cân nặng của mèo thường xuyên tại nhà. Hãy ghi lại sự thay đổi tiến triển của bé mèo từng ngày nhé!
- Bệnh tiểu đường ở mèo cần sự kiên nhẫn cao của bạn, phải liên tục điều trị và chăm sóc vài tháng mới khỏi được.
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về bệnh mèo bị tiểu đường. Qua đó bạn đọc hãy chú ý đến những dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm cũng như có cách điều trị, chăm sóc hiệu quả nhé!